"Trong đời phiêu lưu của dân tộc săn bắt có nét gì hấp dẫn trái tim con người không sao cưỡng nổi nó lôi cuốn con người kể cả người có lý trí và kinh nghiệm. Ta tin hơn về điều này khi đọc "Hồi ức của Tanner" (mémoires de Tanner).
Tanner là người Âu bị người Anh-điêng bắt đi từ hồi 6 tuổi và đã sống 30 năm trong rừng với họ. Không gì kinh hãi hơn cảnh sống khốn cùng ông mô tả lại. Ông cho thấy những bộ tộc không lãnh tụ, những gia đình không chủng tộc, những con người đơn độc, những mảnh thương tật của những bộ tộc mạnh mẽ lang thang vô định giữa băng giá trong rừng thẳm không ai đặt chân tới của Canada. Đói rét theo chân họ. Mỗi ngày qua lại như một ngày vừa thoát chết. Họ mất hết tập tục, truyền thống chẳng còn chút gì quyền lực. Đàn ông ngày càng man rợ. Tanner chia sẻ với họ mọi cảnh khổ đó. Ông biết mình gốc Âu châu. Ông không bị giữ chân xa cách người da trắng. Ông vẫn gặp họ để mua bán, đến nơi họ ở, xem xét các tiện nghi. Ông biết ngày ông về giữa lòng nền văn minh ông dễ dàng đạt trình độ đó, dù ông ở hoang mạc những 30 năm. Khi trở lại được với thế giới văn minh, ông thú nhận là cuộc sống được ông mô tả với vô vàn khốn cùng kia vẫn có cái duyên thầm không sao xác định nổi. Ông thường xuyên quay lại đó sau khi bỏ nó mà đi và dứt bỏ bấy nhiêu đau khổ lòng đầy tiếc nuối. Cuối cùng, sau khi đã sống ổn định giữa những người da trắng, rất nhiều con của ông vẫn từ chối tới ở chung với ông trong cảnh bình yên thoải mái.
Chính tôi đã gặp Tanner ở cửa nguồn Hồ Thượng. Tôi thấy ông giống với người hoang dã nhiều hơn người văn minh.
Cuốn sách của Tanner lộn xộn và không rõ thị hiếu. Nhưng tác giả không ngờ là đã tạo ra một bức hoạ sinh động những định kiến, những đam mê, những tật xấu, và nhất là những khốn cùng ở những con người ông chung sống.
Tử tước Ernest de Blosseville, tác giả một công trình tuyệt diệu về các khu giam giữ phạm nhân của Anh, đã dịch "Hồi ức của Tanner". Ông de Blosseville đưa vào bản dịch những chú thích rất thú vị cho phép bạn đọc sô sánh những điều Tanner kể với những điều của khá nhiều nhà quan sát xưa và nay.
Những ai muốn biết hiện trạng và tiên đoán số phận các giống người Anh-điêng Bắc Mỹ đều cần tra cứu cuốn sách của de Blosseville.".
------------
Trên kia là 1 ghi chú tr610 trong sách "NỀN DÂN TRỊ MỸ" của TOCQUEVILLE, bản dịch Phạm Toàn. Nếu bạn tin vào cái gọi là "ngửi văn"-đọc đoạn trên bạn có mua cuốn sách này không?
Không biết ở Vn có ai dịch cuốn sách "Hồi ức của Tanner" kia chưa nhỉ? Có ai định dịch không? Hồi học năm thứ nhất ĐH tôi nhận được 1 lời khuyên rất quý giá thế này: "muốn tìm hiểu 1 cái gì hãy tìm đọc những sách nguyên bản của chính nhà tư tưởng đó, tốt nhất là trong chính ngôn ngữ của nó". Tôi thấy muốn có hiểu biết căn bản thì nên đọc những tác phẩm như thế.
Có câu này em thấy chílý " Đàn ông ngày càng man rợ " Hêhhehe
Trả lờiXóaChỉ những người "đơn độc không có gia đình thôi" em ạ! Trách nhiệm của các phụ nữ độc thân vì vậy là thiêng liêng và cao cả lắm :D
Trả lờiXóa