Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2007

Về lại nơi cuối trời làm mây trôi ...




(Ảnh của esheep's blog:http://blog.360.yahoo.com/blog-aXWcEFMieqJpMLNNIY8JLw--?cq=1&p=995)


Cái này gọi là cộng cảm. Nghe Khánh Ly hát thấy gai gai. Lại nhớ bạn Thanh hát bài này cũng có khác gì đâu. Lâu rồi không đàn đúm nhỉ?



Hôm trước đọc tin không để ý, hoá ra là cây sưa cho hoa sưa lại đắt giá đến vậy. Hà nội ơi, từ nay khối bạn lại đau lòng vì sắc trắng hoa sưa sắp thành hoa...xưa mất rồi! Thu đã vào độ và lãng mạn bây giờ-ở đây có khi là xa xỉ...


Dạo này nhiều bạn viết về buồn, mất phương hướng, loanh quanh...nó là của riêng hay nỗi chung? Có người từng nói đại ý từ vạn cổ, bấy nhiêu xốn xang của nhân sinh cũng chỉ vốn được tết dệt từ hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục...ra mà thôi. Thực ra mình lại thấy thế này: những nỗi buồn được gọi tên đều có chủ-người ta đều nghĩ nó là của riêng. Với mình, nó và tất cả những thứ khác, đều là cái gì đó để_vượt_qua thấu_thoát.

Hay là mình bon chen quá nhỉ - vẫn còn hăng máu quá thể. Hay là...thôi về đi?

Có nhẽ nào...
-------------------





Phôi pha

Sáng tác : Trịnh Công Sơn






Ôm lòng đêm
nhìn vầng trăng mới về

nhớ chân giang hồ

ôi

phù du

từng tuổi xuân đã già
một ngày kia đến bờ

Đời người như gió qua


Không còn ai
Đường về ôi quá dài

những đêm xa người

Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui

cho nhân gian chờ đợi

Về ngồi trong những ngày

Nhìn

từng hôm nắng ngời

nhìn từng khi mưa bay

Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời

làm mây trôi


Thôi về đi
Đường trần đâu có gì
tóc xanh mấy mùa







Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ

tựa hồn những năm xưa



Phôi Pha




Sáng tác: Trịnh Công Sơn - Thể hiện: Tuấn Ngọc





Thứ Tư, 22 tháng 8, 2007

Entry for August 22, 2007




Gần như là kính sợ

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2007

Ví bằng thu xếp không xong...

Ví bằng thu xếp không xong,
Thì tôi đây oán sư ông mãn đời!

Sáng vừa mở mắt, loạng quạng ra cửa chùa là chú Pháp Thông đã bị tương ngay 2 câu này vào mặt. Tối mắt tối mũi-cấm có biết mô tê răng rứa đâu cua tai nheo ra làm sao!!!

Vậy nên tớ cũng sẽ không quạng vào đầu vài bạn cái đoạn không đầu không cuối này nữa. Đây là đang mượn truyện xưa (
Mái Tây) để nói việc ngày nay. Bạn nào ưa văn học cổ hay mê Nhượng Tống hoặc Kim Thánh Thán thì khỏi phải nói dài dòng. Như tớ đây bây giờ cũng xin hứng chí mà paste nguyên phần lời bình của Thánh Thán vào đây bất kể khiến cho câu chuyện trở lên lòng thòng vô đối (Dạo này không hiểu sao rất nhiều bạn dùng từ "vô đối" này-theo cái nghĩa là pó cái tay là pó cái chân/mình không thích nhưng thử a dua tí ti xem sao :).

Tôi đã từng xem văn của người xưa và nay. Có người viết mà viết không đến. Có người viết mà viết đến. Có người viết, mà trước chỗ viết, sau chỗ viết, những chỗ không viết đến đều đến được cả. Viết mà viết không đến thì viết câu nào viết câu nào là không đến câu ấy, dù có viết mười, trăm, nghìn, cho đến vạn câu nữa, cũng là mười, trăm, nghìn, vạn câu không đến cả! Hạng người ấy, thà đừng cầm đến bút còn hơn! Viết mà viết được đến, thì viết một câu là một câu đến; lại viết câu nữa, câu nữa cũng lại đến; rồi có viết mười, trăm, nghìn, vạn câu, thì mười, trăm, nghìn, vạn câu cũng đều đến cả. Như ngài, thực là người biết dùng đến ngòi bút vậy! Đến như viết mà trước chỗ viết, sau chỗ viết, những chỗ không viết đến đều đến được cả, thì người ấy là người lấy lò Cừ làm lòng, lấy thợ Tạo làm tay, lấy Âm Dương làm bút, lấy muôn loài làm mực … Chỗ mà lòng không đến được, bút đã đến rồi. Chỗ mà bút đã đến, lòng bất tất đến nữa, chỗ mà bút đã đến, lòng đã đến rồi. Chỗ mà lòng đã đến, bút bất tất đến nữa. Đọc văn họ, đọc thì vẫn đọc … Song kẻ biết đọc thì đọc rồi là đọc rồi, còn kẻ không biết đọc thì đọc rồi mà thực là chưa đọc! Sao vậy? Vì văn họ là ở sau, ở trước, ở chung quanh câu văn, chứ không phải ở chính câu văn. Cho nên, viết mà viết không đến, ấy tức như bao nhiêu những tập văn hại giấy, phí mực trong đời bây giờ! Viết mà viết đến, ấy tức như những văn Hàn, Liễu, Âu, Vương, Tam Tô mà đời còn truyền lại. Đến như viết mà trước chỗ viết, sau chỗ viết, những chỗ không viết đến, không chỗ nào là chỗ không đến, thì trừ Tả Truyện ra, ta không còn tìm đâu thấy nữa! Văn Tả Truyện, Trang Tử giống được vẻ phóng khoáng; bảy thiên Mạnh Tử giống được vẻ đột ngột; Chiến Quốc Sách giống được vẻ chu đáo; Thái Sử Công giống được vẻ cao kỳ. Như Trang tử, mạnh Tử, Chiến Quốc Sách, Thái Sử Công thôi còn phải nói gì! Tôi chỉ không ngờ Mái Tây là một vở tuồng mà cũng dùng lối văn ấy. Vậy thì người viết Mái Tây thật là lấy Cừ làm lòng, thợ Tạo làm tay, Âm Dương làm làm bút, mà muôn loài làm mực vậy! - Sao thế? Tức như hôm trước cậu Trương thoáng trông thấy người đẹp, thật là như trăng bên phương trời, như hoa trên đầu Phật, muốn lại gần cố nhiên là chẳng được, xong muốn xa ra cũng quyết nhiên là chẳng được nào! Đã quyết nhiên chẳng xa được nào, thì cần phải sao cho gần lại … Thế nhưng cho gần lại, thì phải bắt đầu phải làm thế nào? Suốt đêm không ngủ, suốt đêm suy nghĩ, cậu Trương là một tài tử thông minh rất mực, bỗng dưng đã bàng hoàng tính ra. Cậu cho rằng: Việc thiên hạ, có lúc lựa khớp, có lúc lắp mộng … Lựa khớp là việc đầu, lắp mộng là việc cuối … Câu chuyện ngày nay; chưa tính đến lắp mộng, hãy tính đến lựa khớp đã! Con người đẹp kia, thăm thẳm ở trong biệt thự, cái mộng ấy chưa dễ mà lắp được! Thế nhưng biệt thự ở ngay bên cửa từ bi quảng đại, cái khớp ấy hoạ là có lựa được chăng … Trời sáng rồi chăng? Sao gà vẫn còn chưa gáy! Trống tam canh rồi chăng? Sao trống vẫn còn chửa tan canh! Ta không mong cho lắp mộng, hãy mong lựa khớp đã … Mộng mai sau có lắp nổi chăng? Đó là việc mai sau … Đến như khớp lúc này thì cần phải lựa, cần phải lựa ngay chứ để chậm không xong! Ấy đó là việc ngay lúc này! Ta mong sao cho gà chóng gáy, canh chóng tan, trời chóng sáng, để vào chùa mà hỏi Pháp Thông! - Gà chưa gáy, canh chưa tan, trời chưa sáng, cậu chưa thể vào chùa mà hỏi Pháp Thông, lòng cậu lúc đó rối như mớ bòng bong, ta có thể tưởng mà biết vậy! - Nhưng ví phỏng chốc nữa đây gà gáy rồi, canh tan rồi, trời sáng rồi, ta vào chùa hỏi Pháp Thông mà Pháp Thông chẳng nhận lời, thì ta biết làm thế nào cho được? Cố nhiên một là Pháp Thông nhận lời ta, hai là Pháp Thông chẳng nhận lời ta! Nhận lời ta, là sự tự nhiên, mà chẳng nhận lời ta, cũng là sự tự nhiên hoặc muôn một… Nghĩ lại thì nhận lời hoặc chẳng nhận lời, đều có thể cả … Lại nghĩ lại nhận lời ta, phần đó phần ít, mà không nhận lời ta, phần đó phần nhiều! Lại nghĩ lại nữa thì tất nhiên Pháp Thông không nhận lời ta! - Thôi thế là việc gấp rồi! Lòng chết rồi! Thần hồn tán loạn rồi! Nói năng rối bét rồi! Vào chùa thấy mặt Pháp Thông, liền phát cáu ngay: "Nếu mà thu xếp không xong, thì tôi đây oán sư ông suốt đời!" Nghe câu ấy, Pháp Thông phải sửng sốt cả người! Vì sao? Vì cậu Trương chưa hề nói đến chuyện xin thuê phòng thì Pháp Thông còn chưa biết thu xếp là chuyện gì nữa. Nhưng cậu Trương chưa nói chuyện thuê phòng, mà đã phát cáu nói ra câu "thu xếp không xong" đó, là vì câu đó là câu suốt một đêm miệng hỏi lòng, lòng hỏi miệng đã có hàng trăm, nghìn, muôn lượt, cậu cũng chẳng cần người khác hiểu hay không hiểu nữa! Chỉ có hai câu mở đầu ấy mà vẽ được hết cả thần tình cậu Trương suốt đêm không ngủ, ta đọc thấy như hiển hiện ở trên tờ giấy! Cái hay của cách viết được trước chỗ chưa viết, tài tình là thế! Lối đó chỉ trong tả Truyện là thường có dùng … Than ôi! Câu chuyện văn chương, thông được với tạo hoá! Trong đời này chẳng thiếu gì tay tài tử, tôi biết các bạn ở ngoài nghìn dặm, muôn dặm, tất tưới rượu xuống đất, gọi vọng Thánh Thán mà rằng: Anh nói phải đấy! Anh nói phải đấy! Vậy ngoài nghìn dặm, muôn dặm, Thánh Thán cũng tưới rượu xuống đất, gọi vọng các bạn tài tử mà rằng: Các anh là những người có thể viết được hạng văn suýt soát với vở Mái Tây!


Trở lên là cả một đoạn văn ở trước câu "ví bằng thu xếp không xong" mà tác giả cố ý giấu đi, Thánh Thán xin viết hộ ra đây để tỏ rằng câu "ví bằng thu xếp không xong" thần hiệu đến như thế. Ta thử nghĩ hai câu "ví bằng …", "ví bằng" … chỉ gọn lỏn có mười bốn chữ, mà trong lại chứa một đoạn văn dài như vậy, có lạ tuyệt không?


Dài quá dài quá :D

Chả là thế này: Dạo này tớ có chăm chú theo dõi các tin tức thời sự xung quanh câu chuyện công viên Thống Nhất. Nhưng vì tính tớ rề rà chậm chạp, thích lẩn mẩn tổng kết nên chưa định ho he gì. Nhưng tình hình cũng nhấp nhổm lắm dồi. Lúc nãy lại thấy các bạn nhà đài có đưa hình GS.Trần Hùng phát biểu nhưng lại ghi chú thành GS. Huỳnh Đăng Hy thì nhất thiết là phải nói mấy câu. Gì thì gì tớ vốn rất mến thầy Hùng, lại còn GS Hy vốn từng có duyên nợ với tớ từ hồi công viên Tuyền Lâm trong Huế nữa cơ mà. Quay đi quay lại thấy phải nói vài câu về công viên mới được!!!

Chả là lại thế này: Từ vài tháng nay dân tình đã bức xúc với vụ "xã hội hoá công viên Thống Nhất" lắm rồi. Bàn tán xôn xao. Đi ra đi vào. Ví dụ như ở đây này.

http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?p=361399#post361399


Trên báo chí cũng đang rất rôm rả. Các nhà chuyên môn cũng hội thảo Diên Hồng rồi. Tớ thì không theo dõi được nội dung của hội thảo nhưng cũng đoán được đại khái.

(Ồi, hết hứng rồi. Thôi để sau :)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2007

Entry for August 14, 2007

Người chuyên nghiệp là người thấy công việc mình đang làm là trung tâm của đời mình, ít nhất là trong lúc mình làm nó.


- Điều này giống 1 ước vọng hơn là 1 nhận xét :(

- Con người sinh ra là đi ra từ một tình trạng cố định, cố định như những bản năng, để đi vào tình trạng bất định, bất quyết và mở rộng.

> Chỉ có sự xác thực nằm trong quá khứ - và chỉ có cái chết mới là sự xác thực ở trong tương lai.


- Bi kịch của chúng ta là ở chỗ chúng ta luôn thấy mình bơ phờ lạc lõng trong 1 thế giới vô thường huyễn hoá.


Mấy ý về lịch sử:

- Chúng ta đọc ĐVSK là của Ngô Sỹ Liên. NSL dùng nguồn từ Lê Văn Hưu đời Trần. LVH dùng nguồn nào với quan điểm gì thì chịu. Sử về đời Lý chắc chắn có kiểm duyệt. Trước nữa và hơn nữa thì không biết!

- Đinh Bộ Lĩnh làm vua 12 năm thì bị giết. Lê Hoàn 9 năm sau mới lên ngôi. Làm vua được 20 năm. Đỗ Thích là cháu đích tôn của Đỗ Cảnh Thạc - một xứ quân, nguyên là danh tướng của Ngô Vương Quyền.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2007

"Ils parlent tous de moi, mais personne n'a de pensée pour moi"

Đi về

Đi về trong cõi người ta
Người là người lạ ta là ta quên
Ta quên người bởi ta quên
Hoặc là ta nhớ, người quên mất rồi
Quên mặt đất, quên mặt trời
Mặt mày quên hết cõi đời trăm năm
Canh khuya lại gốc cây nằm
Nhìn trăng quên những trăng rằm đã quên



Ý trời

Sấm chớp chư thần khiếp vía tôi
Bờ khe lân lý tôi ra ngồi
Ôm đầu tôi khóc hu hu mãi
Ngẩng mặt thần cười ế ế ôi
Những tưởng mất mười thu được một
Nào hay lạc một mất ra mười
Mai sau tim máu trường kham nhẫn
Tuế nguyệt lưu ly dọ ý trời

Bùi Giáng - Mùa màng tháng tư.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2007

Trần trụi với văn chương...




Tìm thấy của tìm thấy trên blog của bạn Titi :D - dùng để comment bài sến của chị 2 4 6 lun!!!

Ảnh minh hoạ tặng bạn mới nghen
------------

Cô bé quàng khăn đỏ





Edgar Poe







Một khu rừng già ảm đạm, quấn trong một chiếc khăn voan bí ẩn nghiệt ngã. Phía trên khu rừng là những đám mây của những sự bay hơi chứa đầy điềm gở. Dường như ta nghe thấy những âm thanh định mệnh của xiềng xích. Cô bé Khăn đỏ sống ở bìa khu rừng đó, sống trong một nỗi sợ hãi huyền bí.









Ernest Hemingway







Người mẹ bước vào nhà, bà đặt một cái làn lên bàn. Trong làn là sữa, bánh mỳ trắng và trứng gà.





- Này, - người mẹ nói.





- Cái gì hả mẹ? Khăn đỏ hỏi mẹ.





- Những thứ này này, – người mẹ nói, – con đem đến cho bà.





-Cũng được – Khăn đỏ nói.





- Mà cẩn thận đấy, – người mẹ nói, – Sói.





- Vâng.





Người mẹ nhìn theo cô con gái mà tất cả mọi người đều gọi là Khăn đỏ, vì cô lúc nào cũng quàng khăn đỏ cả. Người mẹ nhìn Khăn đỏ bước ra, và khi nhìn theo cô con gái đang rời xa, mẹ nghĩ rằng để con gái đi một mình vào rừng là rất nguy hiểm; và bà lại nghĩ rằng Sói lại bắt đầu xuất hiện ở đó. Nghĩ đến đó, bà cảm thấy rằng bà bắt đầu lo lắng.








Guy de Maupassaant







Sói gặp Khăn đỏ. Chàng nhìn nàng bằng cái nhìn đặc biệt, cái nhìn của một gã Don Juan thành Pari nhìn một cô nàng điệu đà tỉnh lẻ vẫn còn cố làm ra vẻ mình còn ngây thơ trinh bạch. Nhưng chàng tin vào sự trinh bạch ấy không hơn gì nàng, và dường như đã thấy nàng bắt đầu cởi quần áo, thấy những lớp váy của nàng lần lượt rơi xuống và trên người nàng chỉ còn một chiếc váy lót, và dưới lớp váy ấy ẩn hiện những hình dáng ngọt ngào của thân thể nàng.








Lev Tolstoi







Một buổi sáng mùa hè yên ả. Thiên nhiên tràn đầy mọi hương thơm của mùa thu. Bầu trời xanh, xanh biếc ửng hồng trên phương đông bởi những tia nắng đầu tiên của mặt trời vừa thức dậy. Nam tước tiểu thư Khăn Đỏ cầm chiếc làn bánh rán và đi vào rừng. Nàng mặc một chiếc áo đầm màu trắng tuyệt đẹp, điểm xuyết vài giọt lệ trong sáng của ngọc trai. Trên mái đầu tuyệt đẹp của nam tước tiểu thư là một chiếc mũ rơm Ý rất mốt, đôi tay trắng muốt được bao bọc trong đôi găng duyên dáng may từ lụa ba tit. Chân nàng xỏ đôi hài cườm, sản phẩm vô cùng tinh xảo. Dường như cả con người của nàng sáng rực lên trong những tia nắng sớm, và nàng đang bay trên đường rừng như một con bướm trắng, để lại sau mình là một dải mùi nước hoa Pháp tuyệt hảo.







Bá tước Sói có thói quen dậy sớm. Không đánh thức người hầu, chàng tỉnh dậy, ăn mặc giản dị và hạ lệnh đóng ngựa. Và sau khi ăn sáng qua loa, chàng thúc ngựa vào rừng…








Victor Hugo







Khăn đỏ run lên. Nàng chỉ có một mình. Nàng chỉ có một mình đơn độc, như cây kim trong sa mạc, như hạt cát giữa trời sao, như đấu sĩ giữa bầy rắn độc, như một người mộng du trong bếp lò…








Jack London







Nhưng chị là một người con gái xứng đáng của chủng tộc ấy, trong huyết quản của chị là dòng máu mạnh mẽ của những người da trắng chinh phục phương bắc. Vì vậy, chị không hề chớp mắt, mà xông đến Sói, tát cho Sói một cái tát trí mạng và ngay lập tức chị đệm thêm một cú đấm móc (upper-cut) cổ điển nữa. Sói hoảng hốt chạy.







Chị nhìn theo Sói và mỉm cười – một nụ cười dịu dàng và nữ tính tuyệt vời.










Honore de Balzac







Sói đến gần ngôi nhà nhỏ của bà và gõ vào cánh cửa. Cánh cửa này được một người thợ vô danh nào đó làm vào khoảng giữa thế kỷ 17. Người thợ đã làm nó từ gỗ sồi Canada rất mốt vào thời đó, tạo cho miếng gỗ một kiểu dáng cổ điển và treo nó lên những bản lề sắt. Có lẽ hồi xưa thì những bản lề này cũng tốt lắm đấy, nhưng bây giờ thì kêu cót két kinh khủng. Trên cánh cửa không hề có hoa văn nào cả, chỉ có ở góc phải phía dưới vẫn còn nhìn thấy một vết xước nhỏ. Theo truyền thuyết trong vùng thì đó là vết xước do cựa giày của Selesten de Shavard – tình nhân của Maria Antuanet và anh em họ hàng về phía ngoại của bà của ông của Khăn đỏ. Ngoài điều đó ra thì đó là một cánh cửa hết sức bình thường, và vì thế chúng ta sẽ không cần thiết phải xem xét cánh cửa ấy kỹ lưỡng hơn.










Erich Marria Remarque






- Hãy đến bên anh – Sói nói.






Khăn đỏ rót hai ly cô nhắc và đến ngồi trên giường của Sói. Họ ngửi hương thơm quen thuộc của rượu cô nhắc. Trong rượu cô nhắc có nỗi buồn và sự mệt mỏi - nỗi buồn và sự mệt mỏi của hoàng hôn sắp tàn. Cô nhắc như chính cuộc đời.






- Tất nhiên, – Khăn đỏ nói. – Chúng ta chẳng còn gì để hy vọng nữa. Em không có tương lai.






Sói im lặng. Anh hoàn toàn đồng ý với nàng.







Gabriel Garcia Marques







Nhiều năm sẽ trôi qua, và khi Sói đứng dựa vào bức tường chờ đợi phát súng bắn vào tim, anh sẽ nhớ lại buổi chiều xa xôi ấy, khi mà Bà ăn cái bánh ga tô với lượng thạch tín đủ để đầu độc một bầy chuột cống. Nhưng Bà vẫn tiếp tục hành hạ cây đàn dương cầm, và hát đến tận nửa đêm, như là không có chuyện gì xảy ra. Hai tuần sau thì Sói và Khăn đỏ tìm cách gây nổ trong căn lều của bà cụ không chịu đựng nổi này. Họ nhìn ngọn lửa xanh bò theo dây dẫn đến khối thuốc nổ, căng thẳng đến thót tim. Cả hai bịt tai lại, nhưng thật là uổng công, vì không có tiếng nổ nào cả. Khi mà Khăn đỏ đủ can đảm đi vào trong lều, hy vọng thấy xác của Bà, thì nàng thấy trong lều vẫn ngập tràn sự sống: Bà mặc một chiếc áo rách và bộ tóc giả cháy dở chạy thoăn thoắt trong lều và dùng cái chăn để dập lửa.










Nhicolai Gogol







Trong những ngày u ám thì khu rừng của chúng ta thật là vô cùng rộng lớn và ảm đạm. Hiếm có cô bé đội mũ nào có thể đến được giữa rừng, ngoại trừ những chiếc mũ đỏ nhất. Nhưng giá mà có đến được thì Mũ đỏ sẽ gặp Sói ngay lập tức.






- Sói, sói! Anh chạy đi đâu trong khu rừng vô tận này? – Không có tiếng trả lời…









Dale Carnegie







Bất kỳ một cô bé nào, đặc biệt là ở nông thôn, đều quen biết những người thợ săn. Tuy nhiên nếu như cô bé lại đội trên đầu một cái mũ của chú hề thay cho chiếc mũ đỏ cẩn thận, cũng như nếu cô bé lại tặng những người xung quanh những cái tát và cười nhạo thay vì những chiếc bánh nướng ngon lành, thì chưa chắc gì đã có ai chạy đến giúp khi cô bé kêu. Vì thật ra thì bà cũng kêu khi chết trong hàm răng của con sói khát máu. Nhưng số phận của một bà lão già lại luôn luôn cau có chẳng làm bận tâm ai trong rừng.







Và tất nhiên không chỉ có những người đi săn – bất kỳ một Sói nào cũng có thể bị sức mạnh của sự quyến rũ khuất phục. Các bạn cứ thử nghĩ xem, tại sao Sói lại không kết liễu cô bé ngay lập tức, mà lại bắt đầu bằng bà? Không lẽ không phải là vì Sói muốn nghe giọng nói vui vẻ cua Khăn đỏ thêm một lần nữa? Giá như Khăn đỏ vẫn tiếp tục bình tĩnh, thì có khi Khăn đỏ chẳng cần sự giúp đỡ nào của các bác thợ săn. Nhưng Khăn đỏ đã sợ hãi kêu lên, và Sói hiểu rằng Khăn đỏ chỉ coi Sói như một con vật khát máu.







Bạn hãy cố gắng trước hết nhìn thấy những nét tốt đẹp của người đối thoại với bạn, và bạn sẽ có thể không quan tâm đến chế độ làm việc của những người thợ săn.











Sigmund Freud






Khăn Đỏ bị ám ảnh bởi việc phải đem bánh rán đến cho bà. Có lẽ, điều này là do ý muốn chuộc lỗi gây nên, để bù lại tổn thất đạo đức trước đây cô đã gây cho bà.







Rừng – một tập hợp những cây cao là một biểu tượng phallus thể hiện rất rõ ràng, và hoàn toàn tự nhiên trong những tưởng tượng của một cô gái trẻ. Không có Sói nào cả. Trong trường hợp này thì Sói không phải là gì khác hơn khía cạnh chưa biết của Khăn Đỏ, những tưởng tượng tình dục bị chèn ép của cô bé đang tràn ra ngoài.







Như vậy, cuộc đối thoại của Sói và Khăn Đỏ chỉ có trong trí tưởng tượng đang lên cơn sốt của Khăn Đỏ, và chính Khăn Đỏ là người đã nhạo báng bà dưới áp lực những mong muốn chính cô còn chưa biết rõ. Cuối cùng, sau cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng và dạng sơ khai của phân tâm học – hãy nhớ đến câu hỏi tại sao mũi bà to thế và v.v... thì Sói đã chiến thắng. Chỉ có sự can thiệp của các nhà phân tâm học đầy kinh nghiệm – hình ảnh của những người thợ săn – mới có thể đưa được bản chất của cô bé ra ánh sáng.
---------