Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

tất cả những gì đã gạch xóa, vo tròn và ném vào sọt rác



Bận quá bận quá, không có thời gian vào đung đưa làm dáng. Pót lại bài viết cũ để thoòng cái :-)



Đừng chạm đến-hãy còn mùa thu ở đó

Giữa hai dòng là nỗi nhớ về em.

Sau dấu chấm anh thành người hay vội vàng tham việc

Gạch đầu dòng những gì của ngày mai

Mẩu giấy con con chóan hết một ngày dài

Những câu ngắn, vội vàng nhỏ mọn…

Ngày hôm nay là tất cả những gì đã gạch xóa, vo tròn và ném vào sọt rác

Ngày mai lại cong cớn, vội vàng trên cánh cửa…




Gió cũng nhẹ trong sân nhà chung cư

Mưa cũng khẽ, chả bao giờ bị dột

Cửa sổ nhà này nhìn thấu nhà kia

Những giấc ngủ e dè khép chặt

Gió trở về trong những giấc mơ…

Những cơn gió nóng mùa hè, những cơn gió bấc mùa đông xoáy xiết không gian chập chờn khắc khoải

Giật tung những cánh cửa im lìm

Gió tạt vào mặt vào miệng vào những kẽ tay

Nước mắt dàn dụa, lưỡi nghe vị mặn của biển, ẩm ướt của rừng lẫn trong mùi hăng thảo nguyên, mùi khét sa mạc

Nghe tận cùng, vị ngái của mùa thu…



Và kiệt sức, khốn cùng, quỵ giữa cánh đồng hoang

Anh bật cười-rao bán những giấc mơ

Chỉ khi trắng_tay_hoàn_toàn_anh mới được trở về…


Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Carnets-Albert Camus

Một tinh thần quen sơ sơ vận dụng trí tuệ, cũng biết như Pascal rằng mọi nhầm lẫn khởi từ một lối bài trừ độc đoán. Ở giới hạn của thông minh, người ta biết chắc chắn rằng mọi lý thuyết đều có một phần đúng ở trong, và không một kinh nghiệm lớn lao nào của nhân loại mà nhất thiết phải vô nghĩa một cách tiên nghiệm, cho dẫu chúng triệt để đối chọi nhau, cho dẫu chúng mang tên Socrate và Empe'docle, Pascal và Sade. Nhưng cơ hội, nhưng trường hợp lại buộc ép phải chọn lựa. Thế cho nên Nietzsche cảm thấy buộc lòng cần phải công kích, bài bác Socrate và Ki tô giáo bằng luận chứng. Nhưng cũng vì thế mà ngày nay, ngược lại, ta phải binh vực Socrate, hoặc ít ra, binh vực cái tinh thần ông ta biểu dương, ấy bởi vì thời đại đương lăm le muốn thay thế những cái đó bằng những giá trị gần như là sự chối bỏ toàn thể mọi văn hoá, học thuật, và chính Nietzsche cũng đứng trước nguy cơ: thắng một trận mà chính mình không muốn.


Nói thế dường như có ý đưa vào đời sống của tư tưởng một thứ tuỳ cơ chủ nghĩa. Nhưng chỉ "dường như" thôi, ấy bởi vì cả Nietzsche, cả chúng ta, cùng không thể quên cái phương diện kia của vấn đề, và đấy chỉ là một phản ứng tự vệ mà thôi. Và rốt cuộc, kinh nghiệm của Nietzsche, tăng bù vào kinh nghiệm của chúng ta, cũng như kinh nghiệm của Pascal tăng bù vào kinh nghiệm của Darwin, kinh nghiệm của Callicles bù vào Platon, cùng góp phần hồi phục cuốn sổ ghi của con người và đưa chúng mình về lại quê chung. (Nhưng mọi điều này chỉ có thể đúng là cùng với một "tá" sắc thái uyển chuyển bổ sung).


Dù sao chăng nữa, xem lại Nietzsche (Cỗi nguồn triết học): "Socrate, tôi cần thú nhận điều này, Socrate gần gũi tôi đến nỗi tôi phải liên miên chống đối ông không ngừng".

(BG dịch)

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Nắng vàng rơi mãi bên bờ giếng

Cứ sang xuân đầu hè là mình lại nao nao nhớ ngày xưa. Ngày xưa nào đó...








Cho nên từ đấy tôi ngơ ngẩn,
Làm những bài thơ lạc cả đề.
(NB)

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2008

Entry for March 12, 2008



Salut a tous :D