Một tinh thần quen sơ sơ vận dụng trí tuệ, cũng biết như Pascal rằng mọi nhầm lẫn khởi từ một lối bài trừ độc đoán. Ở giới hạn của thông minh, người ta biết chắc chắn rằng mọi lý thuyết đều có một phần đúng ở trong, và không một kinh nghiệm lớn lao nào của nhân loại mà nhất thiết phải vô nghĩa một cách tiên nghiệm, cho dẫu chúng triệt để đối chọi nhau, cho dẫu chúng mang tên Socrate và Empe'docle, Pascal và Sade. Nhưng cơ hội, nhưng trường hợp lại buộc ép phải chọn lựa. Thế cho nên Nietzsche cảm thấy buộc lòng cần phải công kích, bài bác Socrate và Ki tô giáo bằng luận chứng. Nhưng cũng vì thế mà ngày nay, ngược lại, ta phải binh vực Socrate, hoặc ít ra, binh vực cái tinh thần ông ta biểu dương, ấy bởi vì thời đại đương lăm le muốn thay thế những cái đó bằng những giá trị gần như là sự chối bỏ toàn thể mọi văn hoá, học thuật, và chính Nietzsche cũng đứng trước nguy cơ: thắng một trận mà chính mình không muốn.
Nói thế dường như có ý đưa vào đời sống của tư tưởng một thứ tuỳ cơ chủ nghĩa. Nhưng chỉ "dường như" thôi, ấy bởi vì cả Nietzsche, cả chúng ta, cùng không thể quên cái phương diện kia của vấn đề, và đấy chỉ là một phản ứng tự vệ mà thôi. Và rốt cuộc, kinh nghiệm của Nietzsche, tăng bù vào kinh nghiệm của chúng ta, cũng như kinh nghiệm của Pascal tăng bù vào kinh nghiệm của Darwin, kinh nghiệm của Callicles bù vào Platon, cùng góp phần hồi phục cuốn sổ ghi của con người và đưa chúng mình về lại quê chung. (Nhưng mọi điều này chỉ có thể đúng là cùng với một "tá" sắc thái uyển chuyển bổ sung).
Dù sao chăng nữa, xem lại Nietzsche (Cỗi nguồn triết học): "Socrate, tôi cần thú nhận điều này, Socrate gần gũi tôi đến nỗi tôi phải liên miên chống đối ông không ngừng".
(BG dịch)
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét