Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2007

Music I like...




Thằng 360Y này làm thị trường rất tốt và đểu nhé: Nó lừa cho người ta mặc nhiên sa vào những cái mác. Lít liếc này nọ. "Music I like" - lai lai cái gì mà lai lai! Nếu nói theo kiểu kiêu hãnh u uẩn, làm duyên làm dáng...dạng oái oăm u tối của các văn bản tôn giáo cổ thì "I like" HẢI TRIỀU ÂM, rõ chưa Còn nếu nói buột miệng, nói bình thường cùng tần số với cậu thì tớ thích (bây giờ) là...nhiều lắm. Jazz này. Classic này. Chầu văn cửa đình này. Chèo sân đình này. Tuồng "ứ hự" này. Cải lương qua đài này...Xẩm nữa này. Tớ bẩm sinh "tín nhi hiếu cổ" mà :)


Nhưng tớ thích nghe lỏm là chính thôi. Tớ ghét quần quần áo áo lũ lũ lượt lượt phởn phơ nghe hát. Tớ ghét trịnh trịnh trọng trọng, nâng nâng niu niu, lén lén lút lút, dấm dấm dẳng dẳng, chui chui rúc rúc...trong 1 xó phòng lơ mơ lờ đờ với dàn dàn bóng bóng...Tớ chỉ thích dừng bước lắng nghe 1 tiếng vọng. "Phải rồi. Đó là một tiếng vọng. Như có như không. U u và xoáy xiết lấy chân trời...". Bật TV lên mà chợt có thì tớ chợt nghe. Đài hàng xóm mà vẳng đến thì tớ chợt nghe.





Ai hát ngoài song đó
Đầu thềm hoa nắng reo...







Dạo này tôi ơi, sao tôi hay nhại hài kú thế hả giời Tớ cũng ghét giả bộ lửng lơ, ta đây bất cần, đạo mạo đoan trang, đại ngôn vọng ngữ nữa. Ghét cực-có thể là tớ đấy-AQ quá cơ! Tào A man quá cơ! Cũng chả thích ai ai bốt bốt, bịt kín 2 tai, miệng tóp tép, vai đu đưa, tay mò túi quần...ta đây riêng một góc trời. Oăn men oăn vốt. Đừng có cãi nhau với tớ


Hơ hơ, nhưng mà nói chuyện MUSIC I LIKE cơ mà nhỉ. Kể chuyện nhá. Jazz nhá. Tớ có lần đi thuê phim chưởng, thấy bán đĩa CD đề là AFTER HOURS của JAZZ CAFE. Mua liền. Về cho vào đài rè, nghe phê liền. Thỉnh thoảng lại mở nghe một tý. Hôm trước K-pờ rồ cóp rồi đấy. Nhưng 1 cách kiêu hãnh và định kiến tớ xin kể rằng quả thực ít bạn thích món này cùng tớ. Tớ thời thượng, sành điệu mà Thường thì cái gì tớ thích, vợ tớ cũng có thể chia sẻ. Nhưng Jazz thì nàng chịu. "Khó chịu lắm cơ". "Làm sao để nghe được hả anh?". "Em đừng chờ đợi gì cả. Đừng tưởng tượng trước bất cứ cái gì như bố cục, như quan niệm. Thế thôi.". "Hổng có hỉu". "Chịu hà"...Công việc của nàng bận bịu và căng thẳng. Một ngày hết dead line. 7-8g tối ở văn phòng. Nàng gọi điện "Anh ui, em hỉu rùi. Hay lém!". Thằng ku cùng phòng vô tình mở file trong laptop. Nàng NGHE thấy. Nghe được. Biết JAZZ rùi.








Ai hát ngoài song đó

Đầu thềm hoa nắng reo...



.........

...Thỉnh thoảng tớ nghe được bài này, tớ thích. Tớ mến TCS là con người yếu đuối một cách thành thật và tha thiết.







Con Mắt Còn Lại
Sáng tác: Trịnh Công Sơn - Thể hiện: Hồng Nhung

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2007

Lối này lắm bưởi nhiều hoa ...




Nguyễn Bính



Qua Nhà



Cái ngày cô chưa có chồng


Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa

Lối này lắm bưởi nhiều hoa ...

(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)

Một hôm tôi thấy cô cười

Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mếch lòng

Biết đâu rồi chả nói chòng :

" Làng mình khối đứa phải lòng mình đây! "


Một năm đến lắm là ngày

Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng.

Từ ngày cô đi lấy chồng,

Gớm sao có một quãng đồng mà xa.

Bờ rào cây bưởi không hoa,

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.

Lợn không nuôi, đặc ao bèo,

Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn.


Giếng thơi mưa ngập nước tràn,

Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều .



1936




10 năm rồi tớ mới mua lại cuốn "Nguyễn Bính, thơ và đời" này. Nhưng vẫn nhớ cuốn đầu tiên được đọc năm lớp 7. Có những đận tớ muốn quên tiệt, quên hẳn những mơ mộng thầm thì ấy đi. Yếu đuối, điệu đà và ồn ào là những năm 30-40 của TK20 ấy. Nhưng cũng trong sáng thiết tha và đầy xao xuyến chân thành chứ nhỉ? Sặc mùi tư tưởng lãng mạn TK18, 19 của châu Âu...Nhưng mà nói dỗi vậy thôi. Thơ NB cũng như những năm tháng tuổi thơ, khi ta lớn 1 chút (chắc cũng chỉ được 1 chút thôi)-có nhiều lúc ta muốn ta lớn thật nhanh, già dặn thật mau-ta nghiêm khắc với bản thân ta đến nghiệt ngã. Tuổi 20s là như vậy. Nhưng chẳng bao giờ ta nỡ bảo rằng ta không cần những ngày tháng ấy. Tớ không đọc thơ NB nữa, nhưng trót thuộc rồi. Sách đem tặng bạn cũng đã 10 năm.

"Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu cái duyên không về..."


Nhưng em ơi, một đêm hè...Hôm rồi xớn xác cùng nắng xuân tớ chạnh lòng thấy mình bạc bẽo quá. Tớ lại mua về 1 cuốn-quyết tâm lần này không tặng ai nữa :)
...
Tại sao lại kể lể như vậy. Là tại cái bản typo-morphologie trên kia của bạn Joly Fox đấy! Tớ thành thực khen và nhận là tớ thích mấy bản ký hoạ đấy của anh dân phòng. Nó làm tớ nhớ đến quá vãng. Cứ nhìn những bản vẽ như vậy là tớ lại hồi tưởng lại những cuốn sách ngày xưa-chúng thường hay có những minh hoạ như vậy. Nhất là cuốn "Tuyển tập thơ tình VN" gì đó thì phải. Bé tý. Giấy trắng ngả vàng. Có bài thơ gì như "Khu vườn của mẹ" của Tế Hanh thì phải. Nhớ hình minh hoạ của bài đấy nhưng lại nhớ mấy câu của Huy Cận "Đường trong làng, hoa dại với mùi rơm/Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm...". Ký ức là như vậy. Võ đoán, đỏng đảnh và trong sáng.

Các bạn DPEA 06 có thấy như tớ không, là nhiều lúc chúng ta thích những bản vẽ hơn cả cái mà chúng ta đã vẽ không? Nhiều lúc tớ nghĩ, nếu mình là cái làng mình cũng thấy buồn buồn. Ôi, cái nỗi buồn thôn quê âm ỉ vằng vặc ngàn đời trong dòng máu nông dân của tớ lại nổi lên rồi... Chúc các bạn làm việc tốt nhé. Nhớ comment với! Dù gì tớ viết blog này trước hết là để chơi với các bạn. Những người bạn bằng xương bằng thịt...thấy được, sờ được-nếu được phép ! (Các bạn thân thiết khác của tớ không được ghen nhé ;)



Thứ Năm, 29 tháng 3, 2007

Người giam chí lớn vòng cơm áo/Ta trí thân vào nợ nước mây




Đây là những quan sát, suy diễn của tôi về một người hoàn toàn xa lạ với các bạn, được viết cách đây 3 năm. Các bạn xem chơi cho biết nhưng không cần phải suy diễn nó ám chỉ ai
---------------











Nó có những triệu chứng khủng hoảng tinh thần vì:


- Nó có một tính cách tự cao - song hành với một cao vọng về 1 cuộc đời thoả đáng (mặc dầu nó chưa hoàn toàn hiểu rõ cuộc đời ấy phải ra sao!)


- Nó có được sự tế nhị và lòng lân mẫn để có thể hiểu được hoàn cảnh và hành động của người khác (tuy nhiên, có vẻ nó hiểu chính nó quá ít!).


- Cuộc đời bố mẹ nó làm nó yêu quý nhưng nó không thể/và không muốn giống như vậy, kể cả về những nguyên tắc ban đầu.


- Nó cần những giá trị có tính nguyên tắc sống để dẫn đường/nhưng trước hết, nó cần một môi trường sống và làm việc thật lành mạnh và bận rộn - những thứ sẽ tác động trước hết vào nó để nó có thể trước tiên là tin vào cuộc sống, sau là tin vào bản thân, tin ở những gì lành mạnh và hướng thượng. Từ xuất phát này, nó mới có thể tìm kiếm những giá trị sống cho riêng mình - không ai có thể nói suông cho nó hiểu được những giá trị này!


- Nhưng chính bởi nhiều cao vọng mà ít hiểu biết chân chính về bản thân cùng những hiểu biết cơ bản mà nó rơi vào mâu thuẫn: nó muốn mọi thứ/kể cả trong công việc/và đời sống/phải chuẩn - phải "quý xờ tộc", cả theo nghĩa tinh thần của từ này./. Nhưng nó không tin vào bản thân, không có cơ bản để bắt đầu nên nó không dám có những hành động xứng đáng để giành lấy những gì mình ao ước. Rốt cuộc nó trở thành "muốn có thật nhiều" thay vì trở thành "nó là" ai đó, như thế nào đó!


> Nó thất bại về mặt tinh thần đối với chính bản thân mình - dù không đời nào nó cam chịu và chấp nhận điều này là một thực tế.


> Nó trở nên coi thường mọi thứ, quy đổ hết cho tiền bạc và những thành công về mặt thủ đoạn cũng như vật chất./. Nó không cần gì cả - ít nhất nó tỏ ra vậy. Nhưng thực tế nó không biết nó thực sự cần gì!

....


H. Banzac: Người đọc cùng sáng tạo




Đọc cũng phải được coi như là một sự sáng tạo lại-sự cùng sáng tạo lần 2, lần 3. Chừng nào đọc cũng khó nhọc như viết thì tương giao tinh thần mới phơi mở!


-----------------









Nhân dịp chào mừng không khí cưới xin rộn ràng, tớ gõ lại đoạn này-không nhớ là viết trước khi lấy vợ hay sau nữa. :)







-----------


Mọi người thường dễ dàng cho rằng: hôn nhân sẽ ổn định cuộc sống của 2 kẻ yêu nhau-"cưới nhau rồi sẽ khác"-để thuyết phục họ nhanh chóng đi tới hôn nhân. Trong chiều hướng này, có sự mặc nhận rằng hôn nhân là những ràng buộc; nếu ràng buộc ấy có tính tích cực, nó làm gia tăng ý thức xây dựng và trách nhiệm của các thành viên. Trong một chiều sâu hơn, nó tác động tới tinh thần và tư tưởng của người trong cuộc (hôn nhân). Vậy "sự sai khác" - chưa biết chắc có là tốt không - ở đây không phải là một thần kỳ nào mà rõ ràng là một diễn tiến tâm lý. Vậy mà, trong chiều hướng ngược lại, với những lý do để trì hoãn hôn nhân người ta lại không để ý tới sắc thái đó: liệu có chắc là đánh giá hết và hiểu đúng những diễn tiến tâm lý sau hôn nhân chưa? Nó xây dựng trên cơ sở tinh thần nào? Và nó (tinh thần sau hôn nhân ấy) đòi hỏi những đáp ứng nào để chuẩn bị? Vả lại từ những sai biệt về hình thức mà thường dễ bị bỏ qua trong xã hội hiện đại, 2 giai đoạn yêu và hôn nhân có căn cước tinh thần nào rõ rệt để phân biệt không? (Không nên đồng nhất sự kết hợp với những giao hợp tính dục thông thường-một sự thiển cận điển hình!)



Đây rốt cuộc lại là một câu hỏi về cứu cánh của cuộc sống. Tuy vậy, phải nhận rằng: nhận thức sống là quá trình quy nạp, trải nghiệm và dự kiến!



Tuy nhiên/phân biệt vấn đề cá nhân với vấn đề xã hội.



---------------








Có 1 lần sau khi đi uống càfê về, ngồi sau yên xe 1 cậu bạn, đến đầu đường Chùa Bộc, tự nhiên tớ phát hiện ra định lý này-dễ chứng minh cực: Nếu cuộc đời rơi vào chỗ bế tắc đến tuyệt đối vô nghĩa, tuyệt vô hy vọng-thì hãy coi chính việc NHẤT QUYẾT VƯỢT QUA nó làm mục đích. Đời có thể vô nghĩa, nhưng vẫn có thể có 1 MỤC ĐÍCH. Đến đấy tớ thấy không có gì mới lạ cả-thế mà tại sao đến lúc ấy tớ mới cảm nhận tràn ngập cái sự thật hiển nhiên ấy thế nhỉ??? TRƯỚC ĐÓ, tớ có ít ghi chép comment về tiểu luận về Syphus của A.Camus. Hôm nào rỗi tớ hoàn chỉnh nốt cái xem sao. Tớ thấy ổng có nếp gấp bị bỏ qua.



Hôm đó về nhà tớ ghi vào sổ tay: "Thay vì ngạc nhiên, hoảng sợ hay chán nản trước cái nhìn mới về cuộc sống-hãy xem và giải quyết nó như 1 vấn đề thông thường khác. Nghĩa là, đã có nhiều trường hợp tương tự, có lý thuyết, cũng đã có thực hành về nó rồi. Mình tiếp thu vận dụng, sáng tạo để giải quyết cho mình."


Biết vậy mà hôm trước vào bên ttvnol tớ thấy có mấy bài của mấy bạn kể chuyện trầm cảm, chỉ muốn tự sát. Tớ định nhảy vào can. Nhưng đắn đo cả tiếng đồng hồ vẫn không biết phải nói gì. Tớ cũng từng trầm cảm :) Bi giờ thì đương nhiên là không rùi
-----------






Các bạn chú ý: bốt trước tớ vẫn liên tục update đấy!
:)

Tặng bạn "Đi ô" này!




Tớ đang vội, chưa trả lời comment được. Vừa ra công viên về. Vừa đi vừa chạy 1 vòng. Vào đảo, ngồi thẳng lưng, ngoảnh mặt về phương nam, thở đều, ngó nước trước mặt. Cảm khái nhớ lại cái này. Chép ở đây:

http://www.tathy.com/thanglong/archive/index.php/t-2071.html




LQV
Có những lúc


Có những lúc tâm hồn tôi rách nát

như một chiếc lá khô như một chồng gạch vụn

một tấm gương chẳng biết soi gì

một đáy giếng cạn không một hốc mắt đen sì

trời chật trội như chiếc lồng trống rỗng

thành phố đầy bụi bặm

những mặt người lì nhẵn chen nhau


tôi biết làm gì tôi biết đi đâu

tôi chẳng còn điếu thuốc nào

đốt lên cho dỡ sợ

yếu đuối đến cộc cằn thô lỗ

tôi xấu xí mù loà như đứa trẻ mồ côi

tình yêu trong lòng tôi chẳng ích lợi cho ai

những gì mọi người cần, tôi chẳng thiết

tôi khao khát yêu người

mà không yêu sao được

cuộc đời như một mụ già dâm đãng

một núi giây thừng bẩn thỉu rối ren


Tôi chán cả bạn bè

Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới

tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại

tôi đi một mình trong phố vắng ban đêm

tôi chẳng dám về gian phòng nhỏ của em

tấm áo đẹp của em và chiếc đồng hồ em xinh xắn

mặt tôi âm u như khu rừng rậm

nghe em cười giữa bè bạn đông vui


những bức tường dựng đứng quanh tôi

có những lúc tôi xuôi tay đuối sức

nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm

một cái gì như nhựa thắm trong cây

một cái gì trắng xoá tựa mây bay

là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt


tôi đập tay lên bức tường lạnh ngắt

dù tiếng tôi chỉ một người nghe

tôi phải đốt lên một cái gì

cho sáng rực giữa chênh vênh vực thẳm

dẫu bao lần người làm tôi thất vọng

tôi vẫn yêu người lắm lắm người ơi

tình yêu tôi như một tiếng chuông dài

làm run rẩy hoa hồng trên ngực nắng.


1972

--------------

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2007

"Làm con phải nhớ."




Vừa đọc bên blog của bác Linh về học giả NGUYỄN HIẾN LÊ nên tớ động lòng viết mấy dòng này. Không phải comment. Hẳn các bạn đều biết là có nhiều điều đầy đủ trong lòng hết rồi, mà vẫn không sao viết ra được. Tớ lười, các bạn đọc lại đoạn đầu vào truyện của "Cuộc đời của Pi" trong đó có 1 ý tương tự nhưng hay hơn nhiều. Nói tóm lại là vẫn thiếu 1 tia lửa của khoảnh khắc. Phật giáo gọi là DUYÊN. Các bạn trẻ chúng mình hay gọi là HỨNG. Giới thiệu các bạn trẻ xem thêm THỂ HỨNG trong Kinh Thi nhé! Cần người hướng dẫn thì đọc thêm "Đường vòng và lối vào" của Francois Jullien ấy!


Tớ đặt gạch thôi.

------------------

- Bài của bác ĐLT thực ra là nhân hình tượng NHL mà viết tâm sự vậy thôi, nên không thoả được nhiều điều về cụ.


- Có 1 anh bạn kiểu Đông Tà của tớ bảo: "Sao giờ này mày vẫn đọc mấy thứ này à? Không thấy mệt à? Mua nhiều thế". Giọng trách móc, điêu điêu, iêu iêu. Anh ấy vốn trọng tớ. Đôi khi đề cao quá mức. Quên. Là anh ý phát biểu khi thấy tớ mua tất cả các tựa sách của NHL; mỗi tựa vài bản.


- Thôi. Tớ đi tập TD đã. Tớ phát biểu gọn thế này: đừng nhìn cụ NHL chỉ như 1 cuộc đời tổng kết lại, mọi chuyện đã xác lập từ trước, thẳng tắp. Tớ giống cụ ở khoản bệnh tật dề dề (nên giờ này mới phải dậy mò mẫm thế đấy :(


Tớ thấy cụ về mặt triết học không sâu sắc đến thành ưu điểm. Nhưng về khoản VƯỢT CHÍNH MÌNH-THÀNH THẬT VỚI MÌNH của cụ cao vời vợi. Mà ĐỨC của cụ còn truyền đến tận ngày nay- thấp thoáng trong nhiều gia đình, và nhiều lòng trẻ.


"Cư kính hành giản".

-----------------


Trên giá sách trước mặt tớ là bộ sách của cụ.

Avatar, nickname, symbole...bala...bala....3 & 1




LACVIET-MTD2002








Avatar
: (danh từ): 1. (Thần thoại Ấn Độ): Thiên thần giáng thế. 2. Sự giáng sinh, sự hoá thân, sự hiện thân.



Nickname
: (danh từ): 1. Tên hiệu, tên riêng, tên nhạo, tên giễu. (ngoại động từ): đặt tên hiệu, đặt tên riêng, đặt tên giễu.



Symbol: (danh từ): 1. Biểu tượng, vật tượng trưng. 2. (+for something). ký hiệu. (ngoại động từ):1. (từ hiếm, nghĩa hiếm) biểu hiện, tượng trưng. 2. Diễn đạt bằng tượng trưng.

------------------

TIỂU TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ BIỂU TRƯNG.









Ẩn dụ (Métaphore) - Phép tu từ, làm một từ giàu nghĩa hơn qua việc chuyển dịch sang nghĩa khác, đến mức có thể áp dụng vào 2 vật có cùng bề ngoài vật chất, hoặc tinh thần và vật chất, hoặc trừu tượng và cụ thể. Vico gọi phép ẩn dụ là "truyện thần thoại đang diễn ra".
------------------

PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA CÁCH ĐẶT TÊN HIỆU, HÌNH ĐẠI DIỆN, ABOUT ME....BẠN MUỐN BIẾT NGƯỜI KHÁC THẤY BẠN LÀ AI, NHƯ THẾ NÀO? Tớ có bản nháp trong đầu lâu rồi. Hôm nay đặt gạch ở đây. Bạn nào xung phong làm ví dụ cho tớ phân tích thì đăng ký nhé. Sau 1 ngày không ai đăng ký, im lặng là đồng ý-tớ sẽ lấy bất cứ ai trong friend list. Chỉ xoá nếu bị yêu cầu. Come on!!!

Ai biết được cuộc sống sẽ đi về mô!!! Mại dzô!


----------------
8:29 pm. HN. 28/3/07
Tớ bắt đầu đếm. 1.




Mỗi lúc tớ sẽ viết thêm vào 1 ít theo tình hình cụ thể (icon câu giờ). Điều đầu tiên phải nói trước với các bạn là tớ tuy nói tếu táo buồn cười nhưng tớ luôn nói thật ...

10:15 pm. HN. 28/3/07
Vẫn 1.

...Nhưng tớ nói không phải để chơi suông. Nói với ai đó ở tại lúc nói đó. Để nảy sinh sự tự thức và một cái gì đó "như nhựa thắm trong cây..." (LQV). Bạn Cúc Hoa bảo tớ cực đoan là đúng đấy-tớ cực đoan với chính mình mà dễ dàng với người khác nhé! Phải phân biệt chứ :(

Đây đang muốn "đốt lên một cái gì...cho sáng rực giữa chênh vênh vực thẳm" đây (icon nhe nanh múa vuốt, bala...bala...)
6:32 pm. HN. 29/03/07.
Coi như 1.5. Chờ bác Phá có kết luận


...Cuối cùng, các bạn sẽ nhầm to nếu nghĩ là tớ sẽ dựa vào nick của bạn rồi phán bạn là ai, bạn thế nào, sẽ ra sao...bala...bala...

Điều quan trọng nhất tớ nói sau cùng
---------------
10:06 pm. HN. 29/03/07.

Thôi, bạn của các bạn là tớ đây bây giờ có điện khẩn phải "đi gặp ông Chu ông Khổng" gấp nên dừng phần mở đầu tại đây. Rất cảm ơn bạn Dieu, bạn Cúc Hoa, bác Phá đã tham gia hưởng ứng Cũng hết một ngày rồi nên tớ viết khép lại phần mở đầu này nhé.


Thực ra là tớ có ý định nghiêm túc là dùng các hiểu biết ít ỏi về tâm lý học, về ẩn dụ, tượng trưng, biểu hiện...bala..bala...mà tớ có chút kinh nghiệm tìm tòi, để phân tích cơ chế tâm lý của mình khi tham gia online thế này chẳng hạn. Tức là tớ muốn tự phản tỉnh bằng một con mắt khác, lạnh lùng, từ trên cao, nhìn chính mình. Việc này tớ có ý tưởng từ hồi lâu rồi với các bạn trên VNE cơ. Hôm rồi vui tính nên mang ra gọi các bạn. Cũng là 1 kiểu thử nghiệm phương thức giao tiếp mới hơn kiểu củ chuối của bọn 360Y này, khi pót là chính, comment tý rồi thôi. Vài hôm là chìm nghỉm. Hiếm bạn nào lại có thể khi quen một người mới mà bỏ công đọc lại từ đầu. Tớ là tớ bất bình lắm. Tớ với những thứ thuộc tinh thần thì thích suy ngẫm kỹ nhưng đã phát xuất là bất hối. Không sửa chữa, vá víu. Tớ thấy kiểu vừa viết vừa bổ sung này cũng hay.

Chính vì vậy, đoạn đỏ đỏ mời chào kia thực ra là để test tâm lý phản ứng các bạn tớ. Trước hết là trong friend list, ngoài ra ai biết được . Chỉ tội không lừa được bác Phá để bác vặn lại xem thực ra là tớ muốn gì thôi. Biết ngay mà: bạn trẻ thì sẽ thích biết "tương lai đi về mô", bạn già thì chỉ dành thời gian hồi tưởng kể lể thôi, không vội vàng-gian ác nhiều quen rồi mà; bạn nhỡ nhỡ thì sợ già nên ngại , muốn nhưng không cho nói (j/k)
--------------

Cuối cùng, hứa với các bạn, tớ sẽ viết 1 bài nối tiếp chủ đề này. Cách của tớ là kể về một cách tự quan sát bản thân mà người khác có thể kiểm nghiệm. Muôn hồng nghìn tía, bao la bát ngát, rộng dài dặm khơi...bala...bala tớ viết cũng chỉ có 1 mục đích này thôi. Chúc các bạn vui.

P/s: tặng bạn Dieu cái nick "Đi ô" nhé! Số làm "quan" đấy. Comment first mà. Tớ còn vài cái nữa và những câu chuyện lan man có khi vô tận để...tán phét đấy-nên nhất định không đầu voi đuôi chuột vụ này đâu.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2007

Mặc hội




Trong thư pháp, hình thái tượng trưng cho tinh thần.

Trong thư đạo, hình thái là biểu hiện của tinh thần.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2007

Chuyện có thể dài mãi mãi...




"Anh thương em như thương một bà trời

Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ..."


Tớ rất mến Bùi Giáng nhé, cứ như là tớ hiểu ổng lắm ấy. Ví dụ như hai câu thơ vừa rồi của ổng chẳng hạn. Thú thật với các bạn, tớ càng thích tác giả nào là y như rằng tớ không thuộc được đến 1 bài trọn vẹn :( Bạn bè với nhau khách sáo làm gì! Đọc đến đâu ký ức, cảm xúc ùa về đến đấy-người ta còn bận hàn huyên, hơi đâu mà ghi nhớ. Thấy khoẻ là mừng rồi. Nên đừng bắt tớ chứng minh bằng khả năng đọc thuộc. Cả bao nhiêu thơ của ổng, tớ thuộc có mỗi 2 câu này. Còn hai câu nữa nhưng mà tớ không thích. Tớ lấy 2 câu này bình chơi.


Đọc lần đầu đến chữ "một bà trời" là tớ cứ mê đi. Thật bạn nào yêu rồi khắc biết. Yêu thực sự là không còn cảm giác níu kéo hay chiếm giữ nữa. Cứ là mê đi! Nâng niu như đồ cổ-nhẹ tay sợ rơi, cầm chặt lại e vỡ. Dân trong Nam dùng từ "thương" hay cực! Thương chứ không chỉ là yêu nhé-thương là yêu, yêu, ...yêu...nâng niu, săn sóc, hết ruột hết gan...bala ...bala...Mà nghe dân Nam nói kiểu "Anh thương em" thật nhẹ hết biết, ngọt hết biết. Thoảng qua cái mà như u hương cứ lưu luyến hoài, cứ thương nhớ hoài...


Mà các bạn có biết "trời" không? Ai chả biết-hình như còn thân lắm ấy! Bằng chứng là thoảng có việc gì phiền lòng lại kêu..."Trời, có ai như cổ không kìa", "Trời, anh phải làm sao bi giờ...?" Kêu như kêu cha kêu mẹ còn như có oán có hờn, kêu chị kêu em còn như kêu không gọi...chớ kêu trời là có ngay cảm giác tức thì, vạn lý truyền âm, kêu trời là trời ở bên cạnh ngay à nha. Với tớ, trời là cái gì hết sức gần gũi, bao la, vô điều kiện. Không nói ngoa, tớ cũng là dạng "Anh thương em như thương một bà trời". Kêu chi mà ngọt lẹ. Chưa bao giờ từ bà đắt đến như vậy! Từ đầu đến cuối chữ "bà", thì gió còn mơn man, hương còn thoang thoảng...vậy mà thoắt cái chữ "trời" dzọt lẹ lên tận...trời xanh luôn. Thực "em gần sao em xa quá vậy?". Ờ, mà ở hiền gặp lành. Người như thế, tình như thế, chân thành như thế, thiết tha như thế...mà trời hổng thương thì trời cũng...kỳ!


Chờ hoài, chờ dài cổ, miệng tủm tỉm mím chi, chân đung đưa nhè nhẹ sang câu bát nào..."Em thương anh..." Phải rồi. Ê cò, dừng cái đồng hồ lại cái bây! Nghe mà nhẹ, mà thanh, xao xuyến ngập...trời....


"Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ"


Phải rồi, sao mà đối cho đặng. Trời mà! Bao la rộng lớn hết sức-Vô điều kiện hết sức. Nhưng. Nhưng em cho mình làm ông trời sao nghe hụt hẫng quá đi. Mình đâu có muốn làm ông trời. Thà em bảo em thương anh như cái thằng chăn trâu thổi sáo dưới kia kìa. Nó đang ngửa bụng ngắm trời mê đắm đấy! Hay cho anh làm mây trắng vật vờ, thỉnh thoảng trời bực trời xua đi khoe xanh ngắt ngắt với nắng hây hây và sâu thăm thẳm có phải cam lòng không. Cho anh làm ông trời mà chi...Tớ cực thích chữ "bơ vơ". Bơ vơ giữa xanh ngăn ngắt, nắng hây hây, và sâu thăm thẳm nhé! Bạn nào biết yêu đến tận cùng, yêu đến không biết nhấc chân nhấc tay thế nào, luýnh qua luýnh quýnh, mờ mờ mịt mịt, đến tan rã cả nghìn năm tu luyện tinh thành...thì có biết "bơ vơ" chưa? Ngày trước đọc xong 2 câu thơ này tớ phải lọ mọ đọc lại "Ngộ nhận" của Albert Camus đấy. Đố các bạn ai là người ngộ nhận đấy? Ngộ cực. Biết rồi là lặng thinh luôn. Hổng phải bắt chước tạo dáng. Mà là "mịch mịch mãn thái không". Nói vậy chứ ai quen thân người ta hỏi mình chả lẽ bẩu không hỉu. Nói đại này:


"Anh thương em như thương một bà trời

Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ

Kể ra từ bấy đến giờ

Tình yêu mỏng mảnh như tờ giấy rung"


Mệt rùi, giấy này, bút này. Nắng quá. Nhoè cả mắt. Thật. Hết biết. Đi chơi đi!!!

----------------------


Hôm trước được chị HY cho lên báo nên page view cứ gọi là tăng vùn vụt. Lại có bạn cũ đến add nữa. Vui cực. Toàn những người vốn tớ để fa vơ rít nhé. Nên vốn định nói ở chỗ khác, lúc khác nhưng bi giờ tớ cứ nói đại vô đây. Các bạn có bao giờ gặp, biết, thân...với một ai đó. Ai đó hiểu mình hết sức, hợp mình hết sức, muốn tốt cho mình hết sức. Ai đó quý vậy, hiếm vậy mà cả 2 cùng lặng lẽ ngó nhau cười rồi đi không??? Có những con đường khó chịu cực. Biết là có bạn mà không đi cùng nhau được. Buồn cười cực. Vậy đấy. Nếu mỏi cổ, chịu thôi ngó trời xanh thì tớ thật, tớ có khối bạn chơi bi đánh đáo bên hè! Nhưng tớ đang chờ xem mấy trắng kết hình gì. 2, 3 đứa cùng ngó nên chả ai ngó mặt ai nhé. Nhưng cuối cùng mỏi cổ rồi thì lại dắt trâu về thui. Tối đi bắn bòm đeee...


Hôm rồi có một bạn hỏi tớ một câu rất tinh tế thế này: " Có điều này tớ hơi để ý một tí, sao mấy tấm ảnh bạn post lên blog đều có vẻ nhòa, mờ một cách cố ý. :), như là những mảng ký ức chứ không phải ảnh vậy." Tớ cảm động mãi. Vì là nhá: thứ nhất bạn quan tâm khá kỹ, xem ảnh, xem cả lúc chụp ảnh. Lại trọng cái việc minh hoạ của tớ. Lại không cho là tớ nghèo, chỉ có máy ảnh lởm. Không cho là tớ cẩu thả, mô ve gu. Hoặc đúng là biết tớ cẩu thả nhưng vẫn mở cho tớ đường trả lời hay ho tinh tế :)

Nhưng mà tớ bây giờ mỏi tay rồi. Tớ viết tạm mấy dòng này thôi vì đã bẩu là "chuyện có thể dài mãi mãi..." mà. Các bạn có để ý cái bốt trước của tớ không? Có ảnh minh hoạ đấy! Tít thì là 1 câu trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp này, nội dung thì về văn hoá làng Việt cổ của mấy bác học phiệt này. Ảnh thì chụp 4 bạn vừa đi thăm quan làng đi về lúc buổi chiều ra ô tô này. 2 bạn đi trước thì trẻ trung phơi phới, nhanh nhẹn này. Về mà. 2 bạn Tây già đi sau thì không vội lắm này. Đường thì thẳng tắp, cắt xéo ảnh ra. Ảnh thì nhoè nhoẹt ảm đạm nhá. Tớ có cố ý không. Không. Tại cái máy ảnh thôi. Đố các bạn này-Tại sao người hiện đại bây giờ thích chụp ảnh thế :)

Cái truyện của NHT cái câu đấy của 1 anh giai thành phố về quê làm giáo làng, sau chết vì bị trâu húc lúc cứu bọn trẻ con. Có bố có mẹ đàng hoàng nhưng không ai biết. Một mực "Tôi sinh ở nông thôn. Bố mẹ tôi là nông dân...". NHT còn có truyện "Con gái thuỷ thần" nữa đấy. Sau này tớ đọc Nguyễn Ngọc Thuần cũng có truyện gì "Đi về phía biển" hay sao ấy. Hệt....

Nào nào, các bạn đã bị lừa vào mê lộ của biểu hiện chưa? Ai muốn tham khảo thêm thì đọc ở đây này:

http://blog.360.yahoo.com/blog-ee_HcJoleqkCbGhJZiZFDw--?cq=1

Nhưng mà đừng vội kẻo nghẹn. Bạn nào cảm được bố cục sẽ thích. Tớ giờ học tủ, đang thiên về nhịp điệu. Khởi đầu là nhịp điệu. Nhớ nhá-Chân Thiện Mĩ là của Plato. Không giống quê mình đâu. Quê mình nghèo, hay ăn độn nên nôm na bẩu nhau là "Chân lý phải dễ chịu. Khoai ngon thì không hà". Tập trung vào ăn đi, dễ nghẹn lắm. Khoai không có bị hà đâu :)


-----------------

Lại nói chuyện bác Bùi Báng Giùi Giúi Bàng tý này. Có lần tớ thấy các bạn văn các bạn miệt bác bảo ai đời lại làm thơ "Cô Kim Cương hãy đi tiểu trên nấm mồ tại hạ...bala...bala...". Điên hết biết. Cũng chẳng biết tại sao Đười Ươi Trung Niên Thi Sỹ lại bảo 2 câu:


"Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh..."


Lại bao quát hết nhân sinh càn khôn thiên địa nữa. Truyện kể mỗi về cái cô gì tên Kiều ăn mặn đái khai đi chơi hội lại pipi lung tung. Ai đời vừa ngồi xuống đứng lên đã "Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" rồi.



Tớ ngày xưa có bận làm thầy mo đi giải mộng mị cho thiên hạ đấy. Bạn nào thích nghiên cứu các hiện tượng dị thường của chính mình, thích tư duy theo kiểu đồng dao-liên tưởng tượng trưng ấy mà-thì vào đây xem nhé!

http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3651&st=90&p=87542&#entry87542


Tẩu hoả nhập ma tớ không chịu trách nhiệm. Phép hết linh rồi. Hôm trước thi lặn với một bạn, ù tai chảy máu mũi. Mất lộc rùi.

-------------------


À, mấy hôm trước tý toáy thế nào làm mấy bài cũ bị lỗi không đọc được ở hai lai pót. Các bạn tìm theo tag nhé. Tớ chỉ muốn lôi cái này lên thôi :)


"Đọc cái này kỹ nhé"

http://blog.360.yahoo.com/blog-FQJQjc00dqe5CQBraIUtT9L8HjLipA--?cq=1&tag=la_m%C3%AAme

Muốn biết chuyện sẽ dài đến bao giờ...xem hồi sau nào đó sẽ rõ :)

Chuyện có thể dài mãi mãi...
:)

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2007

Tôi sinh ra ở nông thôn. Bố mẹ tôi là nông dân...




Câu đấy là trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, tớ lấy làm tít để pót cái bài củ chuối cóp nhặt này về văn hoá làng Bắc Bộ. Củ chuối không phải tại nó mà là tớ củ chuối. Vốn là một việc công đức được đặt hàng từ lâu nhưng không thích làm. Hôm nay cố, nên tuyền mở sách ra cóp nhặt thôi. Nhưng được cái cũng có thể coi là điểm sách. Các bạn nào chưa có tư liệu thì xem tạm.




Các bạn chú ý, ghi chép của tớ thường là thế này: nguyên bản là chữ màu đen. Nhận xét gì thì ghi bút đỏ bên lề, nếu lại nảy sinh nhận xét khác phản biện hay mở rộng thì thêm bút màu xanh. Căn lề theo mức độ chính phụ của cấu trúc logic, càng phụ tớ càng đẩy tụt vào. Cũng không chính xác hoàn toàn được nhưng dễ đọc. Thực ra tớ chỉ thích viết tay và đọc sách giấy. Các bài pót vào đây phần nhiều lại mất công gõ lại :(



------------------------------




Văn hoá làng Bắc Bộ-Việt Nam.

A-Tổng quan.


Làng
là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình-tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồncùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua những mối liên hệ làng và siêu làng.

- Hai nguyên lý tổ chức làng: 1. Cội nguồn. 2. Cùng chỗ.

- Làng nằm trong mối liên hệ làng và siêu làng.

Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thù riêng của mình, hình thức công xã nông thôn "nửa kín, nửa hở". Những đặc thù riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Khi nói về văn hoá làng và làng văn hoá, một số nhà nghiên cứu đã nêu bật những đặc trưng làng Việt Nam: đó là ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản-quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của làng-và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí giọng nói và cả cách ứng xử. Giữa ba đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ, tạo cho làng một vị trí đặc biệt tạo nên những đặc trưng văn hoá làng, văn hoá dân tộc.

- Ba đặc trưng của văn hoá làng Việt: 1. Ý thức cộng đồng làng.

2. Ý thức tự quản. 3. Tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng.

Văn hoá làng thường bao gồm văn hoá ngôn từ, văn chương truyền miệng, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, môi trường xã hội Việt Nam trong văn hoá Việt Nam, nhiều học giả cho rằng chính ý thức gia tộc đã dẫn tới tinh thần trọng đạo đức của người Việt Nam, là sự quy chiếu mọi giá trị, chuẩn mực. Trong ý thức gia tộc lại có đặc trưng cơ bản là duy tình, trong đó cốt lõi, là ý thức trách nhiệm lâu dài và toàn vẹn đối với các thế hệ tiếp theo.

Là một đơn vị xã hội của văn hoá Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hoá. Ở đó mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hoá được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể.

---------------





Phần tổng quan này tớ lấy từ tài liệu môn học "Bases culturelles et patrimoine architectural du VN" của Prof. TRAN Hung.





------------------------




B-Tổ chức nông thôn.

(Phần này cóp của aka Trần Ngọc Thêm)

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Cho nên nét đặc trưng số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng: Làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.

1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc.

Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC.

Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ...

Ở Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng "làng là nơi ở của một họ" còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Trần Xá...

Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ (gọi là cửu tộc):

Kỵ/cố

Cụ

Ông

Cha

Tôi

Con

Cháu

Chắt

Chút

Hệ thống này rất ít gặp trên thế giới. Các ngôn ngữ khác chỉ phân biệt 1 thế hệ phía trên và 1-2 thế hệ dưới; các thế hệ xa hơn được diễn giải bằng từ ghép.

2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng

Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm Làng, Xóm.

Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đố kị, cào bằng.

3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội.

Trong một làng, phần lớn người dân làm nông nghiệp; tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm nguyên tắc tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là PHƯỜNG. Ở nông thôn có thể gặp hàng loạt phường như phường gốm làm sành sứ, phường nề làm nghề xây cất, phường chài làm nghề đánh cá, phường vải làm nghề dệt vải, rồi những phường nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc đồng...

Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng ra là xã hội Việt Nam nói chung, còn có HỘI là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội võ phả liên kết những người theo nghề võ, hội bô lão liên kết các cụ ông, hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, rồi còn hội tổ tôm, hội chọi gà, hội cờ tướng...v.v..Phườnghội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ.

Cũng giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên đặc trưng của phường hội là tính dân chủ-những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: GIÁP.

Đây là hình thức tổ chức có lẽ xuất hiện muộn sau này. Nó tạo nên cái đơn vị gọi là GIÁP. Đứng đầu giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh-lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra). Đặc điểm của giáp là: (a) chỉ có đàn ông tham gia, và (b) mang tính chất "cha truyền con nối", cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ấy. Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ti ấu (từ nhỏ đến 18 tuổi), đinh (hoặc tráng: đinh=đứa; tráng=khoẻ mạnh) và lão.

Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông thường tuổi lên lão là 60. Tuy nhiên, nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 55 hoặc 50. Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng. Cách tổ chức nông thôn theo "giáp" ra đời muộn, nhưng nó lại xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời. Sở dĩ như vậy là vì, khác với nền văn hoá gốc du mục trọng sức mạnh, cư dân nông nghiệp sống phụ thuộc vào thiên nhiên cần người giàu kinh nghiệm - điều chỉ có được ở tuổi già.

Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt-nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng). Cho nên, một mặt, giáp mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: sống lâu lên lão làng; mặt khác, giáp lại có tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị ấy.

5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và xã.

Về mặt hành chính, làng được gọi là XÃ (đôi khi một xã có thể gồm vài làng), xóm được gọi là THÔN (đôi khi một thôn cũng có thể gồm vài xóm).

Trong xã, sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư (còn gọi là nội tịch và dân ngoại tịch). Dân chính cư là dân gốc ở làng ấy, còn dân ngụ cư là dân từ nơi khác đến trú ngụ. Sự phân biệt hết sức gắt gao này bắt nguồn từ cơ chế văn hoá nông nghiệp: đó là phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã.

Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng:

1. Chức sắc: gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm;

2. Chức dịch: gồm những người đang làm việc cho xã;

3. Lão: gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp;

4. Đinh: gồm trai đinh trong các giáp;

5. Ti ấu: là hạng trẻ con của các giáp.

Hai hạng trên cùng-chức sắc và chức dịch (và một phần hạng thứ ba-những người cao tuổi nhất trong hàng lão).

6. Tính cộng đồng và tính tự trị - hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam

6.1. Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.

Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến.

Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề.

6.2. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình-bến nước-cây đa.

Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân...Thứ đến, đình là một trung tâm văn hoá, nơi tổ chức các họi hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm tôn giáo; thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu...

Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Phụ nữ quần tụ tại nơi BẾN NƯỚC (ở những làng không có sông chảy qua thì có GIẾNG nước)-chỗ hàng ngày phụ nữ gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.

CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần: Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả cây đa. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghĩ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường...Nhờ khách qua đường, gốc cây đa đã trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LUỸ TRE: Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành luỹ kiên cố bất khả xâm phạm.

C-Các công trình kiến trúc tiêu biểu trong cấu trúc làng Bắc Bộ truyền thống.

(HVT, NĐK)

1. Đình làng.

ĐÌNH là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã Việt Nam. Nơi đây ba chức năng được thực hiện: hành chính, tôn giáo và văn hoá.

Về chức năng hành chính, đình là chỗ để họp bàn các "việc làng", để xử kiện, phạt vạ...theo những quy ước của làng.

Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, thường là mộtvị, nhưng cũng có khi nhiều vị, được gọi là "Thành hoàng" làng.

Về chức năng văn hoá, đình là nơi biểu diễn các kịch hát, như chèo, hay hát cửa đình - một hình thức đã phát triển trong các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi...

Thực ra các chức năng trên không bao giờ được tách bạch, mà đan xen hoà quyện với nhau. Có thể coi đình là một toà thị chính, một nhà thờ và một nhà văn hoá cộng lại của làng xã Việt Nam. Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hoá làng Việt Nam.

2. Chùa làng.

Việt Nam có câu tục ngữ "Đất vua, chùa làng". Điều này có nghĩa là ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước phương Đông, trong thời trung đại, toàn bộ đất đai trong cả nước là thuộc quyền sở hữu của nhà vua, còn ngôi chùa là thuộc về cộng đồng làng xã. Bên cạnh đền, đình thờ thần, chùa Việt Nam là nơi thờ phật, và trong nhiều trường hợp thờ cả thần. Có nhiều ngôi chùa lớn do nhà nước bỏ tiền xây dựng, nhưng tuyệt đại đa số, vẫn là ngôi chùa làng.

Nhìn chung, chùa Việt Nam thường được dựng ở những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, chùa là thuộc về cộng đồng nên cần có những mối liên hệ cộng đồng. Những mối liên hệ này cũng góp phần quy định nơi dựng chùa.

3. Quán điếm. (VTL)

Kiến trúc quán điếm là một loại hình kiến trúc công cộng dân gian được xây dựng khá phổ biến ở các địa phương nước ta. Quán điếm đơn giản, sơ sài được xây dựng bằng tranh tre nứa lá, quy mô hơn và bền chắc hơn thì xây dựng bằng gạch đá, gỗ ngói. Quán có quán nghỉ của nông dân ngoài đồng ruộng, quán chợ trong các chợ buôn sầm uất..v.v..điếm có điếm tuần canh trong làng xóm, điếm canh đề phòng lũ lụt vỡ đê....

4. Cổng làng.
http://www.hatay.gov.vn/general_detail.asp?id=237&catid=LICHSU

http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=192&a=76

Sách tham khảo:

1. Cơ sở văn hoá Việt Nam-Trần Ngọc Thêm.

2. Kiến trúc cổ Việt Nam-Vũ Tam Lang.

3. Đình Việt Nam/Chùa Việt Nam-Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự...

Minh hoạ thì vào đây xem nhé!

http://huynh.tamh.free.fr/kien%20truc%20co/ha%20dong%2001.html

250 triệu năm á? Muỗi!




Vừa xem 1 phim khoa học về thảm hoạ trên trái đất 4 tỷ năm trước. Sự sống vẫn tồn tại sau khi cả quả đất đã sôi lục bục đầy dung nham và bầu khí quyển 6000 độ C nhé. Tìm thấy trong tinh thể muối những vi khuẩn 250 triệu năm tuổi mang về hâm nóng lên 1 tý lại ngoe ngoảy nhé . Thực sự sống kỳ diệu quá đi. Đọc lại Tru Tiên cái nào .


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F18CD/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F258C/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/02/3B9F30C7/


Tớ hay để ý những tin kiểu như thế này. Để khám phá sự sống ấy mà. Tớ hay giết kiến bò vào máy tính và thích ăn cá. Lần nào tớ cũng băn khoăn là chúng nó có đau không. Thương mãi. Tớ chưa dám ăn chay mà cũng tại Thầy Khổng cũng chỉ xui 'quân tử thì tránh xa bếp núc ra" thui. Nói như cụ thì đùn việc khó cho chị em à? Rồi lại bẩu "phụ nhân nan hoá"! Ngày xưa tớ thích truyện "Tò Mò đến xứ sở kỳ lạ" cực .


Thứ Tư, 21 tháng 3, 2007

Comment của tớ!




Hôm trước bạn i xì ("vẫn nguyên" ấy mà) bạn ấy bảo tớ là blog nặng nề thế đọc đau đầu lắm. Tớ cũng thấy phải bỏ ngay cái thói nói những điều đơn giản một cách rườm rà đi. Chứ lâu rùi không có comment tớ cũng lũng cú lắm. Hôm qua sang nhà Cúc hoa cô nương (mắt của giời ấy) thấy cổ đang phì phèo điếu thuốc, hứng chí thế nào tớ viết cái comment dài hơn cả entry. Tớ thật, tớ tiếc. Nên tớ dẫn nó về đây làm bài của tớ. Các bạn xem rùi comment cái đê!!! Vắng vẻ quá cơ. Thiệt tình...





------------------------


Bài của bạn ấy đây nhé:



Tại sao con trai thích hút thuốc???




Tại sao con trai lại thích hút thuốc?

Đem câu này ra hỏi thì có nhiều thái độ trả lời và nhiều câu trả lời, nhưng tóm lại là như sau:

- Thái độ: Thường thì lịch sự tươi cười một cách đáng nghi, mà trong bụng chắc chắn nghĩ là “Đúng là con gái, có thế mà cũng hỏi!”. Một số người nói luôn không thèm giấu Số khác chột dạ không biết mình có đang hút thuốc đúng nơi quy định không, có ảnh hưởng đến ai không - số này rất đáng quý, nhưng còn phải bàn sau.

- Lý do đưa ra: Hầu hết là “Hút thuốc làm kích thích suy nghĩ, kích thích sáng tạo”; “Chống buồn ngủ” - rất tốt cho những người phải thức khuya để sáng tạo như các kiến trúc sư nhà ta; “Cho nó phong độ!” - chắc đây là một trong những nguyên nhân chính đưa anh em vào con đường nghiện ngập; “Nếu người khác mời thì nên hút cùng cho lịch sự và dễ nói chuyện”, cũng giống như chuyện nên biết uống rượu bia nhưng đấy lại là một chủ đề khác.

- Thái độ sau khi trả lời: Rất tin vào điều mình nói, để tránh cái lương tâm cắn rứt khi nhớ mang máng đến những câu tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, mặc dù chẳng nhớ cụ thể ra sao. Một khi đã trao cuộc đời vào tay nàng tiên khói thì phải sống tiếp bằng niềm tin chứ!

Câu hỏi thứ hai: “Tại sao con trai đã hút thuốc rồi thì không thể bỏ được?” (tất nhiên trừ một số ngoại lệ đặc biệt xuất sắc).

Câu trả lời là các lý do như trên Đã gọi là nghiện thì “Nhớ gì như nhớ thuốc lào – Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.

Quan sát thứ ba: Khi có người hút thuốc mà đề nghị họ dừng hút hay ra ngoài hút tiếp thì thái độ họ ra sao? (Người đề nghị ở đây là con gái, tất nhiên rồi, cụ thể là tớ; vì con trai có không hút thuốc đi nữa thì vẫn chẳng phản đối gì cả, dù tác hại nhận được cũng không khác gì).

Một kết quả đáng yêu là phần lớn những người hút thuốc trên đều vui lòng đáp ứng đề nghị, cảm động nhất là có người thấy tớ là lịch sự không hút nữa. Một số anh hùng hảo hán còn lại thì sẽ hút tiếp điếu thuốc dang dở rồi thôi, để lát lâu sau làm điếu nữa. Người đề nghị phải tự tìm chỗ khác mà tránh khói thuốc.

Quan sát thứ tư: Những người hút thuốc liên tục từ hồi trẻ đến lúc bắt đầu có tuổi - gọi tắt là những người nghiện thuốc, dù hút lịch sự hay không lịch sự, bây giờ họ thế nào?

Câu trả lời là ai cũng biết nó tệ thế nào rồi đấy. Nếu kể ra thì chỉ có sợ thôi. Chịu khó để ý là thấy ngay.

Vậy đấy! Làm sao con trai lại thích hút thuốc? Chắc phải thử tớ mới biết, nếu chỉ ngửi khói thuốc như bây giờ thì tớ chỉ có nôn nao, khó chịu không thể tả, cảm giác như bao nhiêu chất độc nó đang thâm nhập vào người, và lại càng băn khoăn là làm sao con trai thích hút thuốc.




Bài của tớ này:


Cái vụ này để tớ giả nhời cho :D

Tại sao đàn ông hay hút thuốc? Câu hỏi này khoanh vùng trong phạm vi VN và thuốc lá thôi đã nhá, cho dễ trả lời. Theo dòng thời gian thì đầu tiên là vì thuốc lá thay cho ăn trầu và thuốc lào. Thế lại hỏi: tại sao lại ăn trầu và hút thuốc lào? "Khóc thời con gái thuốc lào say"-LQV. Khỏi phải phân biệt con gái con trai nữa nhá! Thứ nhất, trầu có chất gây nghiện, nôm na gọi là "phê"! Với thần kinh nó làm cho sảng khoái lâng lâng, lâu ko có thì...thèm. Thứ 2 là lý do thực dụng. Ở những xứ nhiệt đới nóng ẩm, người ta phát hiện ra là ăn trầu thì có tác dụng chống lại nhiều bệnh tật do lam sơn chướng khí nói chung, nôm na là lở mồm long móng :)

Ăn trầu nhiều phải kể đến Đài Loan. Hình như mấy xứ nhiều dừa với các cô gái đội hoa cởi trần ở giữa biển TBD cũng có món đấy. Thuốc lào cũng tương tự. Nói tóm lại là từ lâu rồi con người ta đã có nhu cầu nghiền nghiện một cái gì đó. Không cái này thì cái khác. Trầu và thuốc lào là kết quả của...chọn lọc tự nhiên :D Xét về mặt tâm lý thì thoạt đầu, nhai bỏm bẻm hay rít rít, vân vê một cái gì đó khiến tâm trí người ta trở lên dịu đi. Thực ra thì ngược lại. Là do tâm trí con người luôn lăng xăng "tâmm viên ý mã" nên khi không có gì để bấu víu thì nó khó chịu. Ăn giầu, hút thuốc làm bận đến mắt môi mồm miệng chân tay nên giải nghiện cho nó. Thực chất những thứ này làm người ta phân tâm chứ không làm tập trung :(

Cũng là về tâm lý hay gọi là dưới góc độ văn hoá thì đàn ông ngày nay hút thuốc là tại thằng cao bồi Man bờ rô. Nguyên lai trẻ con thì bắt trước. Lớn lên thấy mấy ổng nhà mình hút thì cũng hút cho nó mau lớn. Cầm điếu thuốc thấy mình manly. Gần giống như là quy ước của cả xã hội. Sau đó là quá trình hợp lý hoá của tâm lý. Hợp lý hoá là một sự kiện, hành động vốn có nhiều tầng lớp nguyên nhân nhưng tâm lý người ta luôn lảng tránh động cơ đích thực một cách vô thức và đưa ra những lý do khác cũng...có lý nhưng không thực sự là động cơ chính thiết thân.

Còn tại sao biết là hại mà người ta ít sợ? Là do tâm lý con người nói chung là sống bằng phản xạ, sống theo từng ngày, được đâu hay đấy. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Có những điều rất hiển nhiên nhưng cứ phải trải qua rồi mới biết thật sự. Với lại sức khoẻ của mỗi người lại hội tụ kết quả của nhiều yếu tố nên vẫn có những ngoại lệ. Hậu quả là bác Hồ hay bị động viên dậy để bảo chứng cho anh em. Huống hồ phàm đã nghiện thường là những kẻ rất chi chủ quan mê tín và dốt toán :D ko biết đến xác suất. Ủng hộ chị em câu này: phàm tay nào hút thuốc nhiều thường là không có khả năng tự lực, chỉ biết tìm phê ở thuốc lá :D tìm hứng ở khói thuốc, tìm tập trung bằng bận rộn...

Vậy tại sao chị em lại thấy khó chịu trong khi bọn đấy lại khoái trá thế nhỉ??? Nguyên lai là do hút hít là quá trình tập cho quen và tiến tới nghiện ngập :) Lần đầu hút ai bảo nó ngon? Phải đợi cho nicotin nó ngấm đã chứ! Còn chuyện tại sao nhiều người lịch sự phả khói vào mũi chị em thì lại là chuyện phổ quát của con người. Họ ít chịu nhận rằng mỗi người mỗi khác. Cái mình thích chưa hẳn đã phải cái người khác thích. Đặc biệt là bọn con giai lại càng ít giống chị em luôn nghĩ rằng đứa khác nó thích thằng chả của mình, nôm na gọi là máu ghen :D Tớ có thể hút ngày 2 bao nhưng mà lúc nào ốm yếu có thằng nào hút thuốc trước mặt tớ, là tớ ghét lắm!!! Chỉ muốn đập cho một phát (icon giơ tay đấm đấm).

Cuối cùng, là 1 thằng thỉnh thoảng mới bắn 1 điếu, tớ :) rất thắc mắc là thường thì bọn hút thuốc nhiều mồm rất hôi thậm chí là...khai, nhất là quần áo để lâu ngày. Làm sao mà vẫn có những chị em chịu được nhỉ????? Lại còn nhắm ngon lành nữa chứ. Cái món lưỡi hun khói với thịt trâu tẩm nicotin ấy mà! Cũng như bọn nghiện ấy. Chả khác gì cả. Chắc là tớ cũng phải thử. Nhưng mà vợ tớ nó lại không hút thuốc. Nó còn cấm tớ mon men lại gần bao Du lịch hay Điện Biên. Nên chi tớ viết những dòng này. (Nhạc nổi...icon mặt buồn nước mắt lã chã...)

Nhưng mà tớ vẫn cười :D




Người ta thường nhớ có ngần thôi




Đây là bức ảnh tôi chụp hôm đi xem lễ hội làng Đại Đồng (12/1 âm lịch). Ngày hôm đấy mưa gió. Trời đất ảm đạm. Chỉ ánh lên một chút nắng vào lúc trưa rồi lại u ám mờ mịt. Tuy nhiên mọi người vẫn vui dù hội đã sang ngày cuối. Ngoài đình có hát quan họ. Các gia tộc vào cúng tế ở đình rồi rước lễ về từ đường họ hoặc về nhà ông trưởng để chia lộc.


Bọn Pháp lởm còn lâu mới cảm nhận được 2 chữ "từ đường" nó khác với "maison de culte" hay "le templ de famille" như thế nào. Cái chữ "từ" ấy chỉ người phương Đông mới cảm được. Thằng Sờ tẹp đòi chia riêng cái maison comune với nhóm templ de famille thành cái trung tâm réligion cũng chả hiểu quái gì cái hiểu của người Việt cả. Nhưng mà cãi thế quái nào được với thứ tiếng Phớp phọt phẹt của mình cơ chứ? Mà cãi làm gì. Mình đang đi mót cơ mà :)
Cho dù là ngày mưa lạnh nhưng hội làng vẫn nao nức đầm ấm cái tâm tình gia tộc hàng nghìn năm nay vẫn vậy. Phần nhiều là người trên phố về quê dự lễ. Những Hàng Đồng, Ngũ Xã về đấy...




Tôi đi theo bà cụ này về đến tận từ đường của họ. Người trên phố về quê đi lễ hội làng. 2 mẹ con đi ngược là con cháu ở làng. Có cả tiếng chào hỏi trong ngõ nữa đấy. Dáng người đàn ông trung niên kiên nhẫn vững vàng. Dáng bà cụ chậm rãi, liêu xiêu nhưng thanh thản.

Trong 1 từ đường này.




Người ta cũng đốt vàng cho người đã mất. Ngoài rìa sông.



Nhưng quạnh hiu và vắng vẻ. Vì người Việt tin rằng những ngày này các cụ về với con cháu - ở từ đường.
---------------------
http://www11.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/3/171514.vip

Hôm qua tôi đi xem đám. Xem-bởi vì tôi không viếng. Xem bởi vì từ lâu tôi đã như kẻ ngậm cành trên miệng vực; không nói không được nhưng không thể nói. Tôi đi vòng qua cái bẫy dễ dàng của những suy nghĩ như "làm sao lại so sánh những nỗi đau", rằng ở tận cùng của những thang bậc, những người bất hạnh còn không cả tự ý thức, không được ra đi trong tình thương gia đình, trong sự quyến luyến của bạn bè...có đau lòng không? Có cần sẻ chia không? Tức là tôi đã đi vòng qua câu hỏi "Sống. Là vì cái gì?" mà tôi biết nó là một bẫy cát-một cái đầm lầy không lối thoát. Một người tâm thần chết trong sư lãng quên của người đời với cái chết của 1 thanh niên đang độ chín-cái nào đau thương hơn cái nào? Tôi không nghĩ thế bởi bây giờ tôi biết sự khác biệt nhiệm màu của cái kinh_nghiệm sống trải. Chiều tối qua, dưới chân cầu thang khu TT người ta dựng vội vàng 1 cái rạp. Đám của 1 người 66 tuổi, bệnh gan. Sống trong khu nhà cấp 4 lụp sụp chờ giải toả trong cái ngách nhỏ cuối đường. Cách nhau vài trăm m theo đường linh hồn. Thẳng tắp. Không so sánh. Từ lâu rồi tôi không so sánh.

http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/134146/

Lần đầu tôi biết tới đám ma là ngày mất ông nội. Trẻ con biết gì. Thấy ông nằm đấy thì biết vậy. Chân, tay buộc dây ngón cái. Tranh nhau đeo khăn trắng với thằng em.

13 tuổi đọc những câu thơ của Nguyễn Bính "Chỉ một vài hôm nữa rồi/Người ta thường nhớ có ngần thôi/Người ta nhắc đến tên nàng để/Kể chuyện nàng như kể chuyện vui..." tôi thấy đau lòng lắm. Sao con người vô tình vậy. Hời hợt vậy.

16 tuổi đọc "Những người khốn khổ" tôi hiểu được đoạn V.Hugo nói về nỗi đau có thể biến thành thứ trang sức cho tinh thần trong phần đầu nói về đức giám mục. Cũng hiểu sự khó khăn vĩ đại để giúp người khác thay vì cúi gằm trên mặt đất khổ đau mà ngước nhìn lên trời cao. Trời cao của tôi không có God. Đó chỉ là một sự tò mò khắc khoải thế nào mới hết tận cùng cuộc vui làm người???
1 đêm có trăng sáng, như thường lệ tôi đi dạo quanh khúc đường quen thuộc. Chẳng vì gì. Chỉ là thói quen. Đi qua 1 chỗ thấy có rải cát. Thoáng ngạc nhiên nhưng không để ý nhiều. 100m nữa thấy có đám đông trước đồn công an. 5g chiều hôm ấy, chiếc xe khách do phụ lái lấy cua quá rộng đã nghiến phải 1 thằng bạn mà tôi biết. Đang đi xe đạp lấy hàng cho nhà. Đúng làn đường. Nó hay ngồi trên thành cầu buổi tối. Bỏ học rồi. Trước tập Đội với tôi. Nó biết thói quen đi dạo buổi tối của tôi. Hôm ấy tôi cũng biết "chỉ một vài hôm nữa thế rồi..."

Hồi ấy có lần đi 1 đám hiếu thấy có người chít khăn vừa phục linh khóc hời hời, lúc sau ra ngoài nói chuyện cười cười tôi thấy bất bình lắm. Con người ta phải thành thực với tình cảm của mình chứ? Sao có thể chia thành từng ngăn như vậy? Tôi đã giận run lên với ý nghĩ ấy.

18 tuổi tôi bắt đầu chứng kiến nhiều chuyện trẻ con không nghĩ đến. Thấy thấp thoáng những vòng trang sức tinh tế trên nỗi đau khốn khổ của những người xung quanh. Thấy bạn tôi bợt bạt nhưng thản thản đãng đãng khi trở về từ mộ anh trai mới hạ xuống đó. Khuynh gia, bại sản. Công danh, tiền bạc, sự tôn trọng. Mất. Bố. Anh trai 25 tuổi, để lại 1 đứa con chưa biết mặt. Giữa phố Hà Nội yên bình. Một thằng trẻ ranh vượt láo. Hết. Bán nhà. Xong. Giữa cánh đồng tôi cười hỏi "cảm giác thế nào". "Bình thường. Chả hiểu sao chai lại rồi". Nó cười. Tôi cũng cười.





Bạn ạ, tôi chúc bạn bình yên.