Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2007

250 triệu năm á? Muỗi!




Vừa xem 1 phim khoa học về thảm hoạ trên trái đất 4 tỷ năm trước. Sự sống vẫn tồn tại sau khi cả quả đất đã sôi lục bục đầy dung nham và bầu khí quyển 6000 độ C nhé. Tìm thấy trong tinh thể muối những vi khuẩn 250 triệu năm tuổi mang về hâm nóng lên 1 tý lại ngoe ngoảy nhé . Thực sự sống kỳ diệu quá đi. Đọc lại Tru Tiên cái nào .


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F18CD/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F258C/


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/02/3B9F30C7/


Tớ hay để ý những tin kiểu như thế này. Để khám phá sự sống ấy mà. Tớ hay giết kiến bò vào máy tính và thích ăn cá. Lần nào tớ cũng băn khoăn là chúng nó có đau không. Thương mãi. Tớ chưa dám ăn chay mà cũng tại Thầy Khổng cũng chỉ xui 'quân tử thì tránh xa bếp núc ra" thui. Nói như cụ thì đùn việc khó cho chị em à? Rồi lại bẩu "phụ nhân nan hoá"! Ngày xưa tớ thích truyện "Tò Mò đến xứ sở kỳ lạ" cực .


13 nhận xét:

  1. "Phụ nhân nan hóa", câu này của Thầy Khổng rất hay được các bác trai dùng để tự trấn an. :)

    Trả lờiXóa
  2. Sự sống rất thú vị, nói về vi khuẩn, bản thân cơ thể một con người là nơi trú ngụ của hàng tỉ vi khuẩn và nhiều trong số chúng giúp cho ta khỏe mạnh. Vi khuẩn không chỉ là một phần thiết yếu của cuộc sống con người mà chúng thực sự là một phần của con người.

    Trả lờiXóa
  3. "Vi khuẩn không chỉ là một phần thiết yếu của cuộc sống con người mà chúng thực sự là một phần của con người" Nửa đầu thì em hiểu nhưng bảo là một phần của con người thì có quá không nhỉ? Tức là ai cũng có 1 số chủng VK và sự sống của nó gắn cùng với sự sống của ta à? Mà có khi chúng nó còn sống lâu hơn ta ấy. Nó cũng mang 1 phần thông tin của ta nữa chứ. Về mặt sinh học chị HY có biết người ta định nghĩa thế nào là một (cơ thể sống) con người không? Con người, nếu mà bao gồm cả trường sinh học của họ nữa, chính ra là một hình ảnh ít người nghĩ đến nhỉ-Như 1 quầng sáng mờ mờ đi trong đêm. Thỉnh thoảng giao nhau, rồi thì giao thoa, cộng hưởng...bala bala... rồi lại tách ra. Luôn luôn như thế cho đến khi tịt ngóm. Đừng nói là chị không biết nhé-ngày xưa chả làm thí nghiệm cho thuyết của chị rồi còn gì :D

    Trả lờiXóa
  4. Cái phim tài liệu ở trên em nói không biết có tên là gì, trái đất sinh ra cách đây 4500 triệu năm, khoảng 1300 triệu năm sau đó tức là cách đây 3200 triệu năm thì sự sống xuất hiện trên trái đất. Vertebrates có cách đây 420 năm, Mammals có cách đây 210 triệu năm, vượn người Homo sapiens có cách đây 0.5 triệu năm.
    À, cái topic này của em nhiều thứ quá thôi để mỗi lúc chị comment một ít.

    Trả lờiXóa
  5. Sinh học bảo rằng: Con người thuộc nhóm động vật có vú phát triển cao nhất được gọi tên là linh trưởng, nhóm này gồm có con người, khỉ không đuôi, khỉ đuôi dài và vượn.
    Sự tương tự về hình dáng từ lâu đã gợi ý cho các nhà sinh vật học rằng người thuộc nhóm linh trưởng và các loài linh trưởng bắt nguồn từ một tổ tiên chung. However, ko chỉ có hình dáng mà rất nhiều dạng bằng chứng khác đã xác nhận điều này, ví dụ như thành phần hóa học của máu.

    Trả lờiXóa
  6. Những chuỗi amino acids trong protein của người và vượn người nói chung rất gần gũi, những sự khác biệt được sử dụng như một cái "đồng hồ phân tử" để ước tính thời gian cho sự phân nhánh những nhóm này từ một nhóm khác. Sự khác biệt giữa người, gorilla và chimpanzee ít hơn so với sự khác khác biệt giữa vượn và các loài linh trưởng thấp hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Tất nhiên là con người có những cái khác, đi bằng hai chân, trong khi các loài linh trưởng dùng 4 chân. Giải phóng đôi chi trước giúp cho con người dùng chúng vào việc khác có ích. Não của vượn người chỉ to bằng một phần ba não người. Khả năng của con người trong suy nghĩ, ngôn ngữ nhiều hơn rất nhiều so với các loài linh trưởng khác một phần là do chất xám vượt trội trên bề mặt của cerebral hemispheres

    Trả lờiXóa
  8. Em chỉ xem đoạn cuối nên không biết nó đặt vấn đề thế nào. Nó xây dựng giả thuyết về 1 vụ va chạm thiên thạch với trái đất. Ấn tượng nhất là việc tìm thấy và làm sống lại những VK có 250 triệu năm tuổi từ các tinh thể muối hình như ở 1 kho chôn phóng xạ dưới 1 biển muối trên cạn nào đấy. Cũng như việc tìm thấy VK ở độ sâu 2-3km dưới lòng đất trong mỏ vàng ở Nam Phi. Tuy nhiên xem nó lấy mẫu ở dưới hầm thì thấy thắc mắc sao nó cho là đương nhiên VK vốn ở đó mà không phải theo con người xuống theo đường hầm :)
    Như vậy là con người sống cộng sinh với VK. Và...nên hạn chế ăn thịt các họ hàng xa của chúng ta :)

    Trả lờiXóa
  9. Câu ấy chị dịch nguyên văn từ cuốn Microbiology của Robert w. Bauman đấy. ;) Một ví dụ: nếu khô có vi khuẩn, quá trình hấp thụ thức ăn qua đường tiêu hóa không thể thực hiện được.
    Một câu khác này: "The metabolic activities of microorganisms shape much of our environment, and many microbial reactions are essential to life on Earth."
    Chúng sinh ra trước ta, chúng là một phần của ta và chúng vẫn tồn tại sau ta, sinh giới phát triển như vậy là liền mạch và nhuần nhị đấy chứ nhỉ. ;)
    Nói về con người thì phải nói dài dài, mỗi ngành có một cách khu biệt. Ngày xưa Mác viết: "Con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội." Sinh học thì phân chia các nhánh phát triển của sinh vật để định vị vị trí của con người. Cái này dài dòng phết.

    Trả lờiXóa
  10. Em ơi hôm nay chị xem lại cuốn sách đó, cái câu: "Vi khuẩn không chỉ là một phần thiết yếu của cuộc sống con người mà chúng thực sự là một phần của con người" hóa ra nó có cụm "literatelly speaking" lọt khe mà chị đã bỏ sót lần đọc đầu em ạ. Thế nên chị vào đính chính lại là: "Vi khuẩn không chỉ là một phần thiết yếu của cuộc sống con người, nói một cách văn học, chúng thực sự là một phần của con người".
    Thế em nhé, áy náy quá.

    Trả lờiXóa
  11. :) Cũng tình cờ hôm nay em đọc cái tin này: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/07/3B9F8186/
    Nên cũng nhớ lại câu chuyện này. Thực ra nói "1 cách văn chương" như kia theo em có khi lại là chính xác. Bởi vì xét cho cùng cái gì định nghĩa ra 1 con người? Giữa A và phi A tất yếu phải viện đến cái thứ 3 để làm ranh giới hoặc là sự phân chia kia là giả tạm...trong logic hình thức còn như vậy nữa là (và kết luận đúng là 1 cách biện chứng ta có vừa A vừa phi A)...Mỗi khái niệm chỉ có tác dụng trong 1 phạm vi của nó vì vậy điều em thấy thú vị ở đây là mọi sự nương tựa vào nhau sinh diệt không ngừng-có cái toàn thể chứ không phải cái tổng thể! Hoá ra chúng ta những con người (nói riêng)và vạn vật lại tương thuộc nhau đến vậy :)

    Trả lờiXóa
  12. Em có 1 ý mơ hồ thế này: việc phân biệt "con người"-tất nhiên theo nghĩa sinh học-với môi trường hay những cá thể khác có lẽ chỉ là 1 thói quen mang đầy định kiến phiến diện chứ không phải là hoàn toàn như vậy. Nói đơn giản chúng ta không thể chỉ ra 1 "con người" sống mà không đi kèm với các thành phần khác như là 1 kiểu điều kiện "sống" - "con người sống" là cái toàn thể người với vật...
    Chuyện này cũng tương tự như việc đi sâu vào trường sinh học. Trường sinh học theo em nó là cái gì nếu không phải là cố gắng của chúng ta mô tả về một ranh giới tinh vi, uyển chuyển, mờ nhạt, linh động và mật thiết liên lỉ với xung quanh hơn của cái gọi là "con người" trong quan hệ với nhiên giới? Trước ta nhìn cái tay là cái tay, bây giờ lại biết cái tay có thể mất nhưng "còn cái gì khác" vẫn còn...
    Tất nhiên em không có ý định lập thuyết với vài ý tưởng tủn mủn này nhưng em tin vào cái gọi là "Toàn thể bất khả phân chia". Vũ trụ Đại Ngã...nghe như kiểu "literatelly speaking" nhưng có lẽ nó cũng chính là 1 sự thực khoa học về hiện hữu cũng nên :)
    Em thường theo dõi những thứ như thế này để nuôi dưỡng tinh thần cởi mở không định kiến và biết hoài nghi cố gắng nuôi dưỡng sự chiêm ngưỡng trước Hiện Hữu Nhiệm Mầu của Sự Sống.

    Trả lờiXóa
  13. Ừ, chị cũng đồng ý với em, bởi vì, ngay cả các ngành nghiên cứu sâu về con người cũng chỉ cho được những cái nhìn phiến diện bởi rào ngăn và góc nhìn của chính những ngành riêng biệt đó.

    Trả lờiXóa