Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2007

Giá trị

- Sổ tay: Cái khó là cái ít người làm được. Cái có giá trị thì thường khó khăn mới có được. Vậy mà người ta thường lấy số đông ra để xác quyết giá trị! Đành rằng đó là khi vấn đề liên quan đến sự tồn tại của mỗi cá thể. Cơ may là ở chỗ: cái có giá trị phải dễ chịu - dễ chịu hơn hẳn các cảm xúc bình phàm.




--------




Sao người ta lại có thể ồn ào đến vậy với những cuộc bình chọn kiểu như "100 bài thơ hay nhất thế kỷ" thế nhỉ. Họ hồn nhiên nhận rằng có 100 bài hay nhất thế kỷ thật; nên cãi nhau um tỏi về việc này việc nọ như thật. Sao không nhận ngay từ đầu rằng có vô số "100 bài thơ hay nhất thế kỷ" đến nỗi luôn luôn phải hiểu là đó là "100 bài thơ hay nhất thế kỷ" đối với những người bình chọn là ông X, bà Y...họ có nói, có viết thế này, thế kia...Vài chục năm sau chả thành tư liệu xã hội học cho người ta hiểu về 1 kiểu người, về 1 thời à? Hay là vì không được góp tiếng? Hay là vì sợ thế nhân lầm lẫn?



"Cuộc đời không đầy những bí ẩn, nhưng sự thật về cuộc đời luôn ở một nơi nào xa hơn tầm với của con người. Bởi vì con người chỉ chấp nhận sự thật khi nó đi kèm với ý nghĩa, ý nghĩa hiếm hoi, nên hiểu biết của con người cũng nhỏ nhoi. Ý nghĩa chủ quan, nên chỉ có sự thật của mẹ nuôi tôi và sự thật của tôi, chứ không có sự thật đứng riêng một mình nó. Nếu đứng riêng một mình, nó đứng trong bóng tối. Khi được nhìn thấy, nghĩa là nó đã đứng trong ánh sáng của tôi hoặc là của mẹ nuôi tôi. Ánh sáng có thể nhiều dối trá. Bóng tối thành thật, nhưng nó đồng nghĩa với im lặng."











Vì những dòng này nên mình sẽ đọc "Và khi tro bụi". Nhưng không để đọc văn chương. Mình không đọc văn chương nữa. Từ lâu mình chỉ đọc biểu hiện của con người. Mà thực ra chỉ để đọc chính mình. Cũng vì vậy khả năng bịa tạc của mình xuống cấp trầm trọng. Mình luôn ngưỡng mộ sự sáng tạo và cam tâm đứng ngoài.



-----------



Nguyên tắc tâm lý cảm thụ thị giác môi trường:


("Phân tích và cảm nhận không gian đô thị"-Phạm Hùng Cường)



Kết quả nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trải nghiệm một không gian, chúng ta thường nhìn ngắm nó một cách tổng thể chứ không chỉ ngắm từng phần riêng biệt. Và trong cách quan sát tổng thể đó, một cách vô thức não chúng ta có xu hướng "sàng lọc" và "lựa chọn" một hoặc một số đặc điểm của không gian. Nếu các đối tượng trong không gian có thể được cảm nhận thành các "nhóm đối tượng" trong não (bằng một quy luật phối kết hợp nào đó giữa chúng) thì người quan sát sẽ có được một cảm giác về một "trật tự thẩm mỹ" hay một sự "kết dính" của không gian. Như vậy có thể lập luận rằng, cảm giác khó chịu hay dễ chịu mà chúng ta có được khi chiêm ngưỡng không gian phụ thuộc vào mức độ khó hay dễ trong việc "tập hợp" hình ảnh của các đối tượng khác nhau thành nhóm. Có 1 số nguyên tắc tâm lý cảm thụ thị giác sau:

Nguyên tắc đồng dạng: cho phép chúng ta nhận dạng các đối tượng giống nhau trong nhóm hỗn độn nhiều đối tượng, hoặc nhận ra sự lặp đi lặp lại của một hình thức nhất định hay một điểm chung trong nhiều đối tượng khác nhau.

Nguyên tắc gần cận: cho phép chúng ta xem những đối tượng ở gần nhau về mặt vị trí trở thành một nhóm - được phân biệt với các đối tượng hoặc nhóm đối tượng ở vị trí xa hơn.

Nguyên tắc chung nền hoặc chung giới hạn: tức là với một nền chung, hay khung chung thì các đối tượng trên nền và trong khung đó được xem là một nhóm và được phân biệt một cách rõ nét đối với đối tượng bên ngoài.

Nguyên tắc định hướng: nếu các đối tượng xếp song song hay hướng vào một tâm thì cũng được não nhận biết như là một nhóm.

Nguyên tắc khép kín: cho phép chúng ta nhìn nhận tất cả các đối tượng riêng biệt thành 1 tổng thể (tổng thể ở đây chỉ tính chất khép kín).

Nguyên tắc liên tục: cho phép nhận biết các đối tượng hoặc kiểu dạng đột biến so với các đối tượng hay kiểu dạng chung.

Khả năng trực giác của mắt: có bốn đặc điểm chung bất kể sự khác biệt thời gian và văn hoá:

- Cảm nhận về kiểu dạng và vần luật;
- Cảm nhận về nhịp điệu;



- Cảm nhận về sự cân bằng thị giác;


- Cảm nhận về sự hài hoà chung;



Các thuộc tính không gian được yêu thích:





- Có sự hiện diện nổi trội của các yếu tố tự nhiên như cây xanh mặt nước;



- Sạch sẽ, ngăn nắp, dường như được chăm sóc thường xuyên;


- Có sự đóng mở của không gian, phối hợp khéo léo nhịp nhàng;


- Có chứa đựng các giá trị lịch sử;


- Có tính trật tự, thể hiện trong cách tổ chức không gian thành một tổng thể cân xứng, rõ ràng, hài hoà...


2 nhận xét:

  1. Salut!
    Phai cong nhan do la mot quyen sach hay! Co quyen nao hay nua bac gioi thieu tiep nha!(Gia nhu doc dc het cac quyen sach minh muon thi tot that!:-D)
    Bon Week-end!!!

    Trả lờiXóa