Thứ Ba, 10 tháng 4, 2007

soi-même




Définition de "culture" par l'UNESCO:


La culture d'aujourd'hui est comme un ensemble de traits particuliers matériels et spirituels, de l'esprit et de la sensibilité qui déterminent le caractère d'une société, les modes de vie, les droits fondamentaux de l'homme, les systèmes des valeurs, les conventions et croyances. La culture apporte à l'homme la faculté d'examiner soi-même. C'est la culture qui considère les hommes comme des êtres vivants spéciaux humains, raisonnables, ayant de l'esprit critique et engagés dans la voie morale. C'est grâce à la culture que l'homme se manifeste, a la conscience de soi-même et se connait; toujours à la recherche de sens nouveaux et crées des oeuvres qui surpassent soi-même".

Định nghĩa văn hoá của UNESCO:


Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách xã hội, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân mình. Chính văn hoá làm cho con người được xem là những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và biết dấn thân theo đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức, tự biết mình; luôn tìm tòi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân".


---------------

Thấy mọi người tranh luận sôi nổi bên
blog nhà bác Linh liên quan đến văn hoá làm mình lục lại cái định nghĩa này. Mình quan tâm đến nó vì nó có mấy đặc điểm làm mình chú ý. Thứ nhất phải nhớ rằng UNESCO là tổ chức của Liên Hợp Quốc nên đặc thù của nó quy định mục đích và cách nó đưa ra những khái niệm để đạt sự đồng thuận của quốc tế. Tức là nó phải nói được cái chung nhất. Điều này có tính hai mặt. Một đàng nó mang lại 1 thước đo được tất cả công nhận. Một đàng nó bị hạn chế bởi chính tính thoả hiệp hẳn nhiên có liên quan đến chính trị của nó! Nhưng rốt cuộc Tây nó làm việc không thể mơ hồ vô định, nên tớ rút ra được mấy đặc điểm hứng thú; thử đem ra lược lại xem sao. (Từ tài liệu môn học "Bases culturelles et patrimoine architectural du VN" của Prof. TRẦN Hùng).



"Ở thế kỷ XX, khái niệm văn hoá đã thay đổi so với trước đó, ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như "trí lực", vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó là "tương đối luận của văn hoá". Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở mức độ khác biệt."



Tớ quan tâm đến mấy cái như "tính cách (XH)...lối sống...quyền cơ bản...hệ giá trị..." đặc biệt là "khả năng suy xét về bản thân mình" để "
tự thể hiện, tự ý thức, tự biết mình; luôn tìm tòi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân". Ngoài ý niệm "quyền cơ bản" là ý niệm thuần phương Tây ra thì các yếu tố khác có thể coi là chung cho mọi nền văn hoá được. Tớ thực ra cũng không hiểu nhiều hay phân tích sâu xa được những khái niệm trên nhưng tớ thích nó vì nó gần gũi với quan niệm làm người của tớ hiện nay - tớ đánh giá con người trước hết ở khả năng tự thức và sau đó là khả năng vượt lên trên bản thân. Thế thôi. Tớ chỉ quan tâm đến cao thấp của chính mình với tiềm tàng nhân tính của mình. Và xét người hay quốc gia tớ cũng chỉ xét văn hoá thôi. Điều này với tớ cho thấy một ý nghĩa: mọi người đều bình đẳng trước khả năng vượt lên chính mình và giá trị nằm trong chính tiến trình ấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét