Thứ Năm, 29 tháng 3, 2007

H. Banzac: Người đọc cùng sáng tạo




Đọc cũng phải được coi như là một sự sáng tạo lại-sự cùng sáng tạo lần 2, lần 3. Chừng nào đọc cũng khó nhọc như viết thì tương giao tinh thần mới phơi mở!


-----------------









Nhân dịp chào mừng không khí cưới xin rộn ràng, tớ gõ lại đoạn này-không nhớ là viết trước khi lấy vợ hay sau nữa. :)







-----------


Mọi người thường dễ dàng cho rằng: hôn nhân sẽ ổn định cuộc sống của 2 kẻ yêu nhau-"cưới nhau rồi sẽ khác"-để thuyết phục họ nhanh chóng đi tới hôn nhân. Trong chiều hướng này, có sự mặc nhận rằng hôn nhân là những ràng buộc; nếu ràng buộc ấy có tính tích cực, nó làm gia tăng ý thức xây dựng và trách nhiệm của các thành viên. Trong một chiều sâu hơn, nó tác động tới tinh thần và tư tưởng của người trong cuộc (hôn nhân). Vậy "sự sai khác" - chưa biết chắc có là tốt không - ở đây không phải là một thần kỳ nào mà rõ ràng là một diễn tiến tâm lý. Vậy mà, trong chiều hướng ngược lại, với những lý do để trì hoãn hôn nhân người ta lại không để ý tới sắc thái đó: liệu có chắc là đánh giá hết và hiểu đúng những diễn tiến tâm lý sau hôn nhân chưa? Nó xây dựng trên cơ sở tinh thần nào? Và nó (tinh thần sau hôn nhân ấy) đòi hỏi những đáp ứng nào để chuẩn bị? Vả lại từ những sai biệt về hình thức mà thường dễ bị bỏ qua trong xã hội hiện đại, 2 giai đoạn yêu và hôn nhân có căn cước tinh thần nào rõ rệt để phân biệt không? (Không nên đồng nhất sự kết hợp với những giao hợp tính dục thông thường-một sự thiển cận điển hình!)



Đây rốt cuộc lại là một câu hỏi về cứu cánh của cuộc sống. Tuy vậy, phải nhận rằng: nhận thức sống là quá trình quy nạp, trải nghiệm và dự kiến!



Tuy nhiên/phân biệt vấn đề cá nhân với vấn đề xã hội.



---------------








Có 1 lần sau khi đi uống càfê về, ngồi sau yên xe 1 cậu bạn, đến đầu đường Chùa Bộc, tự nhiên tớ phát hiện ra định lý này-dễ chứng minh cực: Nếu cuộc đời rơi vào chỗ bế tắc đến tuyệt đối vô nghĩa, tuyệt vô hy vọng-thì hãy coi chính việc NHẤT QUYẾT VƯỢT QUA nó làm mục đích. Đời có thể vô nghĩa, nhưng vẫn có thể có 1 MỤC ĐÍCH. Đến đấy tớ thấy không có gì mới lạ cả-thế mà tại sao đến lúc ấy tớ mới cảm nhận tràn ngập cái sự thật hiển nhiên ấy thế nhỉ??? TRƯỚC ĐÓ, tớ có ít ghi chép comment về tiểu luận về Syphus của A.Camus. Hôm nào rỗi tớ hoàn chỉnh nốt cái xem sao. Tớ thấy ổng có nếp gấp bị bỏ qua.



Hôm đó về nhà tớ ghi vào sổ tay: "Thay vì ngạc nhiên, hoảng sợ hay chán nản trước cái nhìn mới về cuộc sống-hãy xem và giải quyết nó như 1 vấn đề thông thường khác. Nghĩa là, đã có nhiều trường hợp tương tự, có lý thuyết, cũng đã có thực hành về nó rồi. Mình tiếp thu vận dụng, sáng tạo để giải quyết cho mình."


Biết vậy mà hôm trước vào bên ttvnol tớ thấy có mấy bài của mấy bạn kể chuyện trầm cảm, chỉ muốn tự sát. Tớ định nhảy vào can. Nhưng đắn đo cả tiếng đồng hồ vẫn không biết phải nói gì. Tớ cũng từng trầm cảm :) Bi giờ thì đương nhiên là không rùi
-----------






Các bạn chú ý: bốt trước tớ vẫn liên tục update đấy!
:)

3 nhận xét:

  1. *_*, ngày nào tớ cũng đọc mãi mà ko hiểu mà chẳng thấy sáng tạo gì hết.
    :)), thích đoạn ngồi sau xe cậu bạn. Nhưng mà như thế có phải là triết lý quay vòng không?

    Trả lờiXóa
  2. Ngày trước học đến năm lớp 11, thầy giáo tớ bảo "Để thi lý thuyết VL, không cần phải chứng tỏ thông minh này nọ-Hãy học thuộc! Và đừng viện lý do". Rất thực dụng và tớ cũng quyết chí thực hiện. Tớ bắt đầu ôn từ xa bằng cách học bài nào về làm đề cương bài đấy. Lúc giở sách GK ra, sau khi hiểu bài rồi (đương nhiên :) tớ bắt đầu băn khoăn làm thế nào để tóm tắt??? Tớ nghĩ ra mẹo, đặt những câu hỏi tại sao mục này đứng trước mục kia? Đảo đi có được không? Bớt được cái gì?...Tớ bắt đầu thấy diễn đạt vì người khác khó cực. Nhất là những điều mới mẻ. Hiểu là 1 chuyện. Truyền đạt với người khác là 1 chuyện.

    Trả lờiXóa
  3. Không phải triết lý quay vòng đâu bạn "Đi ô" ạ. Tớ cũng không chắc lắm nhưng có vẻ các bác Tây chỉ tập trung xung quanh 2 phần của con người: Lý trí và Ý chí. Ý NGHĨA là vấn đề của LÝ TRÍ. MỤC ĐÍCH VÀ QUYẾT TÂM là vấn đề của Ý CHÍ. Tớ nghe nói triết học về Ý CHÍ thì nên đọc từ SHAUPENHAUER. Chắc bạn tìm hiểu dễ hơn tớ :) Thực ra tinh thần có mấy thứ ngoài 2 cái kia không thì tớ không chắc.
    -------
    Chuyện kia tớ kể nó là 1 nghiệm-sinh. Có những điều nói rất dễ hiểu nhưng kinh nghiệm nó, cảm nhận nó lại là chuyện rất khác. Theo tiêu chuẩn của tớ thì kiến thức phải trở thành sự sống mới được coi là đạt yêu cầu. Điều này gần giống phân tích về hợp lý hoá hay sự lảng tránh động lực đích thực.

    Trả lờiXóa