Thứ Tư, 20 tháng 6, 2007

Câu chuyện giáo dục...




Một lần ngồi cafe với bạn, anh chàng mới lên chức bố được mấy tháng này đã rất băn khoăn về việc sẽ nuôi dạy con như thế nào. "Tao định có lẽ đưa nó về quê để nó học như mình ngày xưa, cho nó biết sông nước, đồng ruộng, chơi trò chơi trẻ con...". Tất nhiên anh chàng là dân thi công lang thang nay đây mai đó nên mới nghĩ đến một việc như vậy và anh ta hoàn toàn nghiêm túc trong việc này. Đây cũng không phải là trường hợp cá biệt, tôi biết nhiều người cũng thường băn khoăn về việc con cái mình sẽ lớn lên trong một môi trường hoàn toàn xa lạ với những gì mình đã trải qua. Có lẽ ẩn sâu trong những tâm sự như vậy là những xao xuyến của chính họ với cái thế giới đang biến đổi trùng trùng duyên khởi này. Họ thiếu một cái gì đó để nương tựa vào hiện tại mà hiện tại thì luôn "bốc mùi" (ý của Nguyễn Huy Thiệp). Đấy có vẻ là vấn đề muôn thuở của con người: không thoả mãn với hiện tại và hoài niệm về quá khứ. Nhưng lồng trong tâm sự của anh bạn kia có lẽ còn là cả cái kinh nghiệm mới mẻ về trách nhiệm lớn lao và không thể phó mặc với một cá thể mới từ nay sẽ gắn chặt với anh ta trên mọi phương diện nữa. "Mày quên là ngay ở nông thôn bây giờ cũng đã thay đổi à?" Tôi nói anh ta hãy nhìn vào những mặt tích cực của hiện tại. Và có vẻ lời tâm sự "về nguồn" kia rốt cuộc chỉ nói lên một điều: sự bối rối khi đứng trước vô vàn những khả năng của tương lai cũng như vô vàn những ràng buộc, liên hệ nhân quả của cuộc sống. Lúc nào chả là như thế? Ai mà chả như thế? Nhưng vấn đề của anh ta là: từ nay có một cá thể bé nhỏ bắt đầu lớn lên bên cạnh hiện hữu của chính anh ta.

Trên nhiều diễn đàn mạng thường gặp hai loại thái độ thế này: những người sau khi có gia đình và con cái trở lên thực dụng và hoài nghi thái độ lý tưởng hoá của những người chưa lập gia đình (tất nhiên là trong bối cảnh xã hội VN). Nói không với tiêu cực ư? Dũng cảm hay hèn nhát ư? Hãy đợi đến lúc có con, cho nó đi học, đến bệnh viện...xem anh/chị sẽ lựa chọn như thế nào! Chuyện sẽ trở lên gay gắt hơn nhiều nếu bạn biết "cái ác cũng...
tầm phào mà thôi". Có lẽ khó khăn là ở chỗ ngày nay thật khó mà minh bạch được bảng giá trị cho mình huống hồ cho nhiều người. Ngay cả khi có được điều đó rồi thì lựa chọn cũng là một việc vô cùng khó khăn. Tại sao ư? Bởi vì giá trị là thứ không đơn thuần được tiếp nhận thụ động từ xã hội - nó còn là thứ được khẳng định bởi kinh nghiệm. Và rồi khi bàn về nền giáo dục Vn người ta sẽ rất bối rối với cái logic "con gà và quả trứng". Cái nào trước? Cái nào sau?

Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này. 











Ít ra thì có vẻ là Bộ GD cũng đã có lựa chọn của mình. "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích" là nhân. Tỷ lệ
tốt nghiệpquả lần này. Và chuỗi nhân quả này có lẽ còn kéo dài ra nữa. Đa phần các bạn đọc được bài viết này chắc cũng khó để cảm nhận được cái khó khăn của việc không có cái bằng TN PTTH là thế nào. Tôi cũng không. Vì tôi có cái may mắn là đã được cho đi học ở những nơi mà tất cả bạn bè đều thi đỗ tất cả các kỳ thi. Có điều là tôi cũng nhiều lần chứng kiến sự khó khăn chật vật của bạn bè khi đi tìm một công việc, một cơ hội thay đổi...Nhiều lúc vấn đề không phải là năng lực, mà là tại cái bằng!

Là một người ngoài cuộc thì dễ rồi. Thi đúng thì phải chấp nhận kết quả đúng như vậy thôi! Nhưng. Nhưng vấn đề là ở chỗ cái đề thi kia chỉ là cái ngọn cuối cùng của cái triết lý GD mà thôi. Đúng là đúng với cái hệ giá trị nào đó chứ làm gì đã ai biết cái ĐÚNG tuyệt đối? Mấy năm trước tôi có đứa em họ thi trượt ĐH vì thiếu 0,5đ dù đã đạt 26,5 điểm. Lần đó tôi cũng phải lựa chọn, bởi vì có người quen nói có thể xin chuyển ngành học đăng ký cho. Điều đó trái với nguyên tắc đạo đức mà tôi đã chọn. Nhưng đây là chuyện tương lai của một con người - con người cụ thể có liên hệ với tôi, tôi biết. Lựa chọn trở lên khó khăn đi rất nhiều. Hơn ai hết tôi hiểu sâu sắc ngã rẽ này của cuộc đời. Học cao đẳng hay học ĐH đã là rất khác nhau với một đứa con gái tỉnh lẻ sống đơn giản như nó. Tôi động viên nó ôn thi 1 năm nữa - cuộc đời còn rất dài và không thể để 1 kết quả vớ vẩn này làm thay đổi hoàn toàn tương lai của mình. Nhưng vì tất cả các lý do, trong đó điều quan trọng nhất là "con người ta sinh ra vốn dĩ đã sinh ra trong một môi trường nào đó, chịu ảnh hưởng sâu xa bởi môi trường đó", nó đã chọn đi học cao đẳng cho...an toàn. Xét về học lực thì nó cũng là người giỏi. Nhưng khi chuyển sang một bình diện khác, "cơ sở" khác thì có lẽ nó đã không đạt. Cái "cơ sở" mà ít nhiều như nền GD Mỹ đã xiển dương như trong bài báo trên kia đề cập ấy thì không thể là câu chuyện nói suông trong 1, 2 ngày được. Vậy cuối cùng lựa chọn của Bộ thì tốt rồi đấy. Nhưng mà nó chỉ tiện cho một số người thôi. Nhưng tôi sẽ không phản đối gì, tôi chỉ muốn biết tiếp sau đây sẽ là cái gì?
...

Câu chuyện
thi văn ở Trung Quốc trở lên rất thú vị với thời sự GD Vn lúc này.

"Tế vũ thấp y khan bất kiến. Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh" (tạm dịch: Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ. Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu) là câu thơ trích trong bài Biệt nghiêm sĩ Nguyên (tạm dịch: Tặng nghiêm sĩ Nguyên khi từ biệt) của nhà thơ đời Đường Lý Trường Khanh.

Có những lý giải khác nhau như sau về bài thơ:

1. Đây là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.

2. “Mưa mong manh”, “cánh hoa rụng” đặc tả nỗi cô đơn không người thấu hiểu.

3. “Nhìn không tỏ”, “nghe không thấu” không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi.

4. Quan niệm sống trong bài thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay...

Bằng cảm nhận của riêng mình về hai câu thơ, anh/chị hãy viết một bài văn theo những yêu cầu sau:

1. Đề bài tự đặt.

2. Thể thức hành văn không giới hạn.

3. Bài văn không dưới 800 chữ.

Nếu là một học sinh bình thường thì có lẽ khó mà biết được bài thơ trên chứ chưa nói gì đến tác giả và tư tưởng của ông. Vậy thì câu thơ chỉ là cái cớ, là biểu tượng gợi tả để học sinh làm bài tự luận mà thôi. Bài văn khó mà cho biết gì về bài thơ nhưng cho biết rất nhiều về người viết. Nó là một đề thi hấp dẫn và có lẽ lúc nào tôi cũng phải thử viết một bài xem sao :) Nhưng điều làm tôi hâm mộ ở đây là: Làm thế nào mà ngành GD TQ đã có thể tin tưởng được vào tính thống nhất và tính công bằng tương đối của tất cả các giám khảo ở Bắc Kinh? Hẳn phải đã hình thành một hệ giá trị nào đó cởi mở và sinh động? Hẳn nền GD đã tự tin vào sự độc lập, có trách nhiệm và khả năng của cả trò và thầy? Nhất là khi đề thi được đẩy về tận thời Đường, khiến mọi đường biên đều dạt ra tận chân trời tư tưởng? Hẳn là đây là sự lựa chọn "đúng" quả cảm sau nhiều năm thận trọng và kiên trì thay đổi từ gốc rễ. Hẳn các học sinh thi kỳ thi TN năm nay đã được kinh nghiệm những giá trị và phương pháp đủ lâu để hoan nghênh kỳ thi này. Bao giờ thì nhiều nơi có thể làm như Bắc Kinh - nơi phát triển nhất TQ?

(còn...dài)






P/s: Rất hoan nghênh những bài giới thiệu cụ thể về GD các nước như của Vietimes.com.vn/ Theo ý kiến riêng, tôi cho rằng giới thiệu những ví dụ bài học, giáo trình sinh động của các cấp học của những nước tiên tiến cũng đã là một bài học sinh động, thực tiễn có tác động mạnh vào dư luận xã hội rồi. Hiệu quả hơn rất nhiều những tranh biện hàn lâm của các giáo sư - không phải vì họ sai mà vì là nếu làm như trên thì hiệu quả đến ngay trong quá trình chứ không phải chờ đợi ngã ngũ như những cuộc tranh biện hàn lâm kia. Như tôi cũng chờ đến 5 năm rồi mà...vẫn chưa ngã ngũ.

4 nhận xét:

  1. Tớ chờ đọc tiếp câu chuyện sốt dẻo này... :)

    Trả lờiXóa
  2. @HY: Một cách tổng quan có ngọn ngành gốc rễ thì vẫn chưa nhìn ra được. Em chỉ ghi lại dần những suy nghĩ thoáng qua để làm tư liệu thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Salut!
    O bai nay em chi co mot y thoi. Truoc tien em co quan diem, chung ta luon phai song het minh vi hien tai. Qua khu hay tuong lai cung chi la mot cai gi do de ta hoan thien hon trong cuoc song hien tai vi vay khong qua hoi tiec voi qua khu cung nhu qua ki vong vao tuogn lai. O day, em de cap toi van de cua em ho anh. Thuc su thi cuoc song co the co nhung nguyen tac, co nhung rao can cua ban than minh tu lap ra de tao cho minh mot suc manh lon ve mat tinh than va y tri, nhung trong tung hoan canh khac nhau ta khong nen qua cung nhac, cung nen xem xet toi cac phuong an bo sung neu thuc su do la dieu can thiet. Hi vong trong nhung tinh huong khac tuong tu anh se co nhung quyet dinh thoa man hon. Mot lan nua muon chia se voi anh, cai gi da qua thi chi nen duc rut de tang kinh nghiem chu ko qua suy nghi ve no va cuoc song cung nen linh hoat.
    (lau khong hi hoay nen viet lung tung chut anh nhi :-D)
    Bon week-end!

    Trả lờiXóa
  4. @Binh: Van de se don gian di nhieu neu trong cau chuyen day ta nghi rang lam nhu vay la tuoc di co hoi cua 1 nguoi khac, 1 so phan khac.
    Bon week-end!

    Trả lờiXóa