Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2007

Bởi vì chúng ta là người..




Hôm trước nhân đọc bài này

Ngoại tình - Adultère!

thấy cách đặt vấn đề có vấn đề mà theo cách nói của bạn Dâu tây là "giả vờ ngây thơ con nai vàng" khi nói "Vì thế có nhiều cái khác nhau thật, nhiều cái tốt hơn thật, nhưng có nhiều cái như ngoại tình thì ở nước nào cũng khó tránh khỏi". Chắc bạn này đang tự lừa dối bản thân đây Phải khẳng định ngay là xu hướng ngoại tình (xin nói là xu hướng, chứ không phải là hiện tượng) là xu hướng phổ biến của con người bình thường nói chung. Tớ sẽ giải thích sau nhưng nó làm tớ nhớ đến câu chuyện dang dở với một bạn phóng viên ngày trước lúc bạn định viết bài về "Ghen" - mà theo tớ là hiện tượng đồng pha với "Ngoại tình". Hồi đó bạn gửi cho mình mấy câu hỏi thế này:


1. Anh có "iu" "chị nhà"? Nếu có, do đâu anh khẳng định là như vậy?

2. Lý do thời gian đầu tiên anh "tấn công" chị nhà là do đâu?

3. Nhận xét ban đầu (lúc chưa yêu nhau) về chị ấy, và nhận xét ấy sau này có khác?

4. Trong thời gian yêu nhau, anh có gặp, hoặc có thấy có rất nhiều cô gái khác ưu điểm hơn, phù hợp với mình hơn so với chị ấy?

Khoan hãy bàn nhau về cách giả nhời, có nên khai ra hay không , ở đây hẵng xét một câu hỏi căn bản nhất: "Tại sao lại phải yêu nhau?". Hờ hờ câu này cực khó luôn. Nhưng lẽ tự nhiên, bạn nào cho nó là không cần thiết thì rất dễ đến một ngày lại băn khoăn "tại sao yêu nhau không đến được với nhau?" liền hà. Cũng rất tự nhiên, nếu bạn không hiểu câu hỏi đầu mà lại dại dột ăn nhời bốn câu hỏi trên kia thì cũng sẽ vô cùng vô tận là sai biệt ngộ nhận tả tơi...




Lúc tối bạn tớ lại hỏi "Ngoại tình có phải là do gen không?" vậy là không thể không viết bài này. Tớ đã trả lời bạn tớ là "Có thể, nhưng không cần thiết phải dùng đến giả thuyết ấy để giải thích hiện tượng "di truyền ngoại tình". Nếu tớ giả nhời được về cái xu hướng ngoại tình kia thì cái "gen" kia chỉ là câu chuyện một xu hướng được bộc phát do đã có tiền lệ mà thôi. Chuyện đầu đuôi là thế này:


Nếu bạn nào đọc rồi, muốn theo thuyết trong "Siêu hình tình yêu, siêu hình cái chết" của ông người Nga Vladimir Soloviev cũng được. Đại ý nó nói "sứ mệnh đích thực của tình yêu mang tính siêu xã hội và siêu lịch sử. Nó dẫn dắt con người từ thế giới phi lý tưởng sang thế giới lý tưởng hoặc nói đúng hơn, nó cải hoá thế giới này thành thế giới kia" (Theo Phạm Vĩnh Cư). "Tình yêu chân chính cứu vớt cá thể con người bằng sự chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, làm gia tăng bất tận giá trị cá nhân, khôi phục trong nó hình ảnh Chúa Trời, phục hồi thể vẹn toàn lí tưởng của con người, trong thực tại nghiệm chứng bị phân chia thành đàn ông và đàn bà, để cuối cùng "từ hai sinh linh hữu hạn và hữu tử tạo ra ngã thể tuyệt đối và bất tử". Nhưng tớ không thích đi sâu vào những tư tưởng mang đầy thành kiến siêu hình Kito giáo phân biệt 2 thế giới nên tớ chỉ mượn tạm cái điều ông ấy nói về những sai nhầm của con người phàm tục chúng ta thôi: "Tình yêu trong loài người hiện vẫn còn là cái y như trí tuệ trong thế giới động vật - nó mới chỉ tồn tại trong những phôi mầm và tiềm năng của nó, chứ chưa phải trong thực tế".

Tớ muốn nhắc đến một tác giả khác, Erich Fromm, mà tớ đã giới thiệu trên blog này trong loạt bài về "Phân tâm hoc và tình yêu". Theo EF thì căn nguyên cõi lòng con người nó như thế này:

1. Con người sinh ra là đi ra từ một tình trạng cố định, cố định như những bản năng, để đi vào tình trạng bất định, bất quyết và mở rộng. > Chỉ có sự xác thực nằm trong quá khứ - và chỉ có cái chết mới là sự xác thực ở trong tương lai.

2. Hiện hữu của con người đã hiện hữu lý tính: người là sự sống ý thức về chính mình!

3. Nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là nhu cầu vượt qua sự ly cách của mình.


Nói vậy nghĩa là hễ chúng ta là người, hễ chúng ta bình thường thì chúng ta sẽ lần lượt trải nghiệm cuộc sống như vậy: chúng ta lo lắng, xao xuyến trước dòng hiện hữu. Chúng ta luôn nghĩ ngợi, ý thức về chính mình - chúng ta bị chia cách làm đôi bởi ý thức của ta. Và giấc mơ khôn nguôi của con người là hợp nhất với TẤT CẢ trong an lành vô tư lự như ngày nào trong lòng mẹ ấm áp. Nhưng điều ấy là không thể - nên chúng ta bất an khôn nguôi, cái bất an mà Phật đã từng gọi nó trong SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI VỀ SỐNG LÀ KHỔ - KHỔ ĐẾ. Nhưng chúng ta là người nên chúng ta không cam lòng. Chúng ta tìm mọi cách, dù tạm bợ để khoả lấp đơn côi làm người.


Trong những cách thức mà loài người đã thử thì có cách phổ biến nhất này: tình yêu đôi lứa, tình yêu dục lạc.

- Tình yêu dục lạc – trái với hai loại trên – là sự ham muốn nhằm phối hợp toàn diện, nhằm hợp nhất với một kẻ khác.

- Tự bản chất nó cực đoankhông phổ biến –> có lẽ, đây cũng là một hình thức lường gạt của tình yêu.

- Trước hết, nó thường được lẫn lộn với cảm nghiệm bùng nổ về sự “sa vào” tình yêu; sự sụp đổ bột phát của những rào cản tồn tại giữa hai kẻ lạ cho đến lúc này.

> Nhưng tự bản chất, cảm nghiệm về sự thân thiết bốc đồng này thật là vắn vỏi.

+ Khách lạ đã thành người quen biết thân mật – không còn rào cản nào phải vượt qua, không còn sự thắt chặt bốc đồng nào cần phải làm xong nữa.

> Người “được yêu” trở nên được biết như chính mình - được biết rất ít.

Đấy, trò đời oái oăm là thế đấy: những gì các nhà thơ nhà văn hằng ngợi ca, những gì như là "tiếng sét ái tình" ấy theo EF đều có bản chất giả dối tạm bợ thế này thôi. Đột nhiên ta thấy thân thiết khôn cùng với kẻ mà vừa đây còn là người lạ. Cảm nghiệm hợp nhất mới mẻ này làm ta ngây ngất. Ta nghĩ là ta yêu - yêu như bản năng vốn vậy, yêu như duyên số là như vậy - và ta không cần phải xem xét gì hết, mọi suy tính đều là phỉ báng tình yêu từ trên trời này của ta. Nhưng không phải vậy!

- Nếu có sự sâu xa hơn trong cảm nghiệm về người khác, nếu kẻ này có thể cảm nghiệm về sự vô hạn của nhân cách mình, người kia sẽ không bao giờ quen thân đến thế - và sự kỳ diệu vượt qua những rào cản có thể diễn ra mỗi ngày một mới.

- Nhưng với hầu hết mọi người, nhân cách của chính mình cũng như của những kẻ khác càng được thám hiểm càng bị kiệt quệ.

+ Đối với họ sự thân mật ban sơ được thiết lập xuyên qua giao hợp tình dục.

+ Vì ban sơ họ cảm nghiệm tình trạng ly cách với kẻ khác như là ly cách về vật lý; do đó sự hợp nhất về vật lý như là sự vượt qua ly cách.

+ Ngoài ra với nhiều người, có những yếu tố khác cũng là sự vượt qua ly cách:

(+) Tự bộc lộ với vẻ trẻ con khi nói về sự sống riêng tư của chính mình.

(+) Hay thiết lập mối quan tâm chung đối với thế giới theo những sắc thái trẻ con.

(+) Ngay cả tự bộc lộ sự giận dữ, mối tị hiềm, hoàn toàn thiếu tự chế của mình.

> Đều được coi như sự thân thiết.

- Điều này cắt nghĩa sự quyến rũ lệch lạc mà cặp phối ngẫu thường bày tỏ cho nhau: hình như họ chỉ thân thiết cùng giường hay khi họ bày tỏ cho nhau mối tị hiềm hay thịnh nộ của mình.

> Nhưng tất cả những mật thiết này càng lúc càng bị giảm sút theo thời gian.

> Hậu quả là người ta đi tìm tình yêu mới với một người mới, với một kẻ lạ mới.

+ Cảm nghiệm sa vào tình yêu lại phấn khích và tăng cường, và dần dà càng lúc nó càng dịu xuống và chấm dứt trong ước vọng đối với một cuộc chinh phục mới, một tình yêu mới – luôn luôn với ảo tưởng rằng tình yêu mới sẽ khác với những tình yêu cũ.

+ Những ảo tưởng này được hỗ trợ rất nhiều bởi cá tính lường gạt của ham muốn dục tình.

- Ham muốn dục tình nhắm đến chỗ phối hợp – và không phải chỉ là một đòi hỏi sinh lý, giải tỏa một áp chế đâu đớn. (theo kiểu Frued).

- Ham muốn dục tình còn có thể được kích thích bởi:

+ Ưu tư về cô độc.

+ Ước vọng muốn chinh phục/hay được chinh phục.

+ Sự hư ảo/ước vọng muốn bức khổ/ngay cả muốn hủy diệt.

> Chẳng khác nào nó có thể được kích thích bởi tình yêu.

Thế thôi! Nếu không đạt đến sự tự ý thức sâu xa thì người ta sẽ yêu nhau theo bản tính lầm lẫn và sẽ tất yếu có xu hướng đi tìm cái mới lạ lần nữa - encore une fois!

Vậy thế nào là yêu đúng? Xin xem sách đã dẫn Có vẻ như là nếu yêu đúng ta sẽ yêu con người trong hoạt động tính và vô phân biệt. Thế này thì lại dễ ghen rồi :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét