Thứ Ba, 20 tháng 1, 2009

Trường phái trường phái-Chủ nghĩa chủ nghĩa

2 post vừa rồi lạm dụng hơi nhiều các khái niệm trường phái, chủ nghĩa nên tôi muốn nói lại cho rõ ý quan niệm của mình về mấy khái niệm này. Việc dùng nó vốn chỉ cho tiện dụng trong câu viết chứ tôi không muốn hiểu nó trở thành khuôn mẫu cho những gì nó muốn bao bọc là bản thân các tác giả và tác phẩm.

Hiển nhiên bất cứ 1 tư tưởng, trào lưu...nào đều có cái bóng của nó. Không có cái gì độc lập đứng rời, từ trên trời rơi xuống cả (@biện chứng). Việc chúng phát triển đến mức xuất hiện những đặc điểm đặc trưng và mang 1 tên gọi là điều bình thường. Nhưng nghiên cứu mà xuất phát từ từ điển theo kiểu ngăn kéo xếp loại "trưởng giả chủ nghĩa" thì thật...vô đối! Người nghệ sỹ hay triết nhân đều đối diện với cái hư vô, cái cao cả, tuyệt đối...etc...để suy tư và thể nghiệm. Cái cốt yếu xuyên suốt của những cá nhân này (theo chiều hướng tuyệt đối hoá) tôi nghĩ nó giống như điều mà Karl Jasper (trong Nhập môn Triết học) đã từng dùng hình ảnh rất hay "nguồn suối" để diễn đạt cái tinh thần: suy tư luôn luôn là suy tư từ nguồn. Sự tra vấn của triết nhân luôn luôn là sự tra vấn từ đầu và toàn thể. Việc xếp 1 triết nhân vào 1 ngăn kéo thì tiện cho "học giả" nhưng không ăn nhằm gì với triết nhân cả. Tư cách triết gia của F.Lyotard thể hiện vừa đầy đủ vừa dí dỏm trong cuốn "Hoàn cảnh Hậu Hiện Đại" rằng: 1 chuyên gia thì biết rõ điều gì ông ta biết và không biết còn triết gia thì không. "Một người kết luận, một người tra vấn, đấy là 2 trò chơi ngôn ngữ khác nhau". (Có vẻ hơi hài hước khi sau Lyotard người ta nói quá nhiều về "Post-moderne" mà quên béng cái "la condition" của ông-người sau này thậm chí khước từ "post-moderne" (được cho là của mình) đã bị ngộ nhận tơi tả).

Suy tư từ nguồn suối, có lẽ đấy cũng là điều mà Bùi Giáng thường cố gắng diễn đạt trong nhưng viết lách tung hê của mình. Có lẽ vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét