Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009

Bàn về cái Nhạt-FJ

27- Luôn đi về phía trước, lấy việc đi về phía trước làm mục tiêu suy tư
->Chứa đựng 1 ý thức về "cái thực tại đến tận cùng"

- Thế giới trong bản chất sâu xa và trong việc đổi mới "kỳ diệu" của mình, chẳng phải cái gì khác là "khả năng duy trì bất tận" (để từ đó suy ra mọi chân lý) đó sao?

30- Cái nhạt là cụ thể-ngay cả khi nó ở dạng ẩn giấu->người ta nói nó trong 1 cảnh quan.

31- (tranh thuỷ mặc)
- Xa gần như nhau->(1) phản chiếu vào nhau; (2) có giá trị như nhau dưới góc ngắm

37- Thông tuệ đạo lý phải thấy rằng những mặt đối lập không những không hề kìm hãm nhau để loại trừ nhau, mà lại không ngừng chi phối nhau và giao liên với nhau
*Sự hài hoà-trung hoà-kích thích và phản hồi->để hành động không ngừng->giữ mãi trong quá trình.

47- Chống lại sự sùng bái quá dễ dàng-cái bất thường.

- Tìm cách sống khác với đời cũng như tìm điều kỳ diệu để hậu thế có chuyện bàn tán, cái đó, về phần tôi, tôi xin chịu-KT

- Cái Nhạt không gây mệt mỏi.

53- Người quân tử không tìm cách lừa gạt ai, chỉ nói những điều mình làm được; những lễ phép thường ngày còn xa mới là yêu cầu chân chính của nghi lễ.

58- Sự cân bằng-sự hài hoà

59- Luôn sẵn sàng ứng phó với mọi biến động của thế giới và khắc phục những biến động ấy dễ dàng.

60- Quan sát/suy xét 1 người->trước hết xét khả năng tỏ ra bình lặng, nhạt, rồi sau đó mới xét trí thông minh.

66- Âm nhạc hay nhất: thứ âm nhạc tác động đến ta nhiều nhất->luôn ở mãi trong đầu óc và "không bao giờ quên".

71- Di âm và tác động của nó dẫn ta từ 1 phương thức còn cảm nhận được-> đến 1 phương thức nắm bắt thực tại tinh tế hơn, cơ bản hơn.

91- Thơ ca được dùng để nắm bắt cái vô hình thông qua cảm quan, để gợi lên cái hư vô từ những hình ảnh.
->"Bầu khí quyển" lan toả trên cả bài thơ.

92- Chiều sâu cảm xúc, tính khôn lường, khả năng vươn tới vô hạn.

93- Sức nguyên lai-cái Nhạt-Sự phong phú tế nhị.

106- Cảm động là "phản ứng" với kích thích bên ngoài, kích thích này làm ta rung chuyển bên trong.
->Cảm động càng sâu sắc thì nó ít có tính cá nhân hơn->giúp ta cảm nhận được sự phong phú của mối dây ràng buộc ta với thế gian và cho ta thấy ta gắn liền với quá trình chuyển biến vĩ đại của sự vật như thế nào.

110- Gắn liền với sự dung dị, cả 2 coi sự hài hoà là cái thiết yếu.

115- Thơ phải gần mà không nông cạn, phải tiến về phía xa không còn biên giới: lúc đó ta nói được rằng ta có sự tuyệt vời về phía bên kia âm hưởng (Tư Không Thự)

119- Cái nhạt của thơ sở dĩ có được là do nghĩa của thơ không xuất hiện (theo cách này hay cách khác) nó thể hiện qua liên tưởng và tình huống mà không bao giờ áp đặt cho ta.

- Nguy cơ các hiện tượng không đổi mới được.

120- Tô Đông Pha- "ngôn ngữ nhà thơ sinh ra tựa như luồng hơi nước trút ra từ viên ngọc chôn vùi dưới đất trong cánh đồng xanh dưới ánh mặt trời ấm áp: người ta chiêm ngưỡng luồng hơi ấm nhưng không thể nhìn rõ nó".

122- Tuồng như đó là dấu vết mơ hồ của nguồn cảm hứng từ chốn xa, đường nét ấy chỉ được cảm nhận như là "dấu vết", 1 sự khước từ được gợi lên từ đó để tôn vinh thứ thư pháp như gợn sóng trong sự cô đơn.

129- Bên kia cái Nhạt là tâm của Vị.

133- Vị ở thế trung tâm: ta chỉ thưởng thức được vị ở thế trung tâm nếu ta biết cách không để cho 1 vị cá biệt bất kỳ nào đó hạn chế, ám ảnh mình; ta cũng không loại bỏ vị cá biệt đó.
->Sẵn sàng thưởng thức các vị như nhau->thoải mái với bất kỳ vị nào.

134-
*Sự vượt quá diễn ra như thế nào?
->Hy lạp: sức căng từ ngữ-mục tiêu hình ảnh trải ngược-ít dễ hiểu-buộc vượt lên trên từ ngữ trước mắt-cắt đứt với cảm xúc trực tiếp để nâng ta lên cái lý tính.
*Cái Nhạt
- Sự vượt lên trên này khởi từ việc khiến ta giải thoát mình khỏi tính dị biệt chủ nghĩa->không tạo ra sức căng->tạo ra sự hoà dịu->làm cho lương tri thanh thản.

140- Trước khi có sức mạnh hài hoà của cái nhạt người ta thấy sức bật của sinh lực.

141- Nghệ thuật, đó là phản ứng tự phát của xúc cảm bên trong được những thay đổi của thế giới bên ngoài gây ra.

142- Tràn đầy sức sống-khiến ta mê mẩn.

143- Có đúng dửng dưng dập tắt nhân cách?

144- Trực cảm về sự trống vắng không ngăn ta tiếp cận với xúc cảm->vì cảm xúc không tác động ta nữa nên ta nắm bắt nó tốt hơn, rồi ta có thể thưởng thức nó trọn vẹn.
- Cuộc sống cảm xúc được chắt lọc.

147- Hướng về phương xa vời mà chúng không với tới được-Cây cỏ diễn tả cường độ nội tâm->Cơ sở của cái nhạt là "cái tự nhiên".

- Thâm ý của cái nhạt: yên tĩnh, mơ hồ, cô đơn, cảm giác bị ruồng bỏ.
->Tính không thể bị kết thúc.

148- Phẩm chất của cái Nhạt-sự biến hoá.

150- Cái đậm: trong những khúc gãy vỡ, ta còn tìm thấy được những mảnh vụn có dáng thẳng, trông y như những tế bào rời rạc trong 1 thế giới cong queo: trong mỗi mảnh vỡ ta thấy hình như có ai đó cư ngụ, cô đơn và dửng dưng.

154- Cái nhạt-đòi hỏi sự chuyển hoá cuộc sống->1 cuộc thử nghiệm với lương tri toàn vẹn->thể hiện cái ta tồn tại trên nhân gian một cách triệt để nhất.

155- Về thơ Verlaine: Cảm giác về cái khắc khoải mất cội nguồn khác sự hấp dẫn của cái vẹn toàn (cái tổng thể chưa bị phân rã).

157- Phép nói giảm, ngôn ngữ mơ hồ->cái dửng dưng giả tạo->bãi mìn của ý đồ chiến thuật.

158- Verlaine muốn lập lại mối quan hệ với thực thể, muốn thoát ra khỏi cái bi kịch khó chịu về tình trạng rối loạn sự vật, trong đó ông cảm thấy ý thức mình tan biến->từ bỏ cái nhạt->chuyển mình theo cái siêu việt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét