Thứ Ba, 1 tháng 5, 2007

Tha niên ngã nhược vi Thanh đế




2 câu thơ trong bài "Đề cúc hoa"

Tha niên ngã nhược vi Thanh đế
Báo dữ đào hoa nhất xứ khai



mà lại dịch thành


Chúa Xuân nếu được là ta
Sang năm ta bảo đào hoa nở cùng


thì coi như hả hết cái hơi "nghịch tặc" của họ Hoàng rồi. "Sang năm nếu mà ta đây làm Chúa Xuân" - có hẹn hò hẳn hoi chứ không phải câu không có thật ở thì hiện tại đâu! Bây giờ hẵng cùng nhau lan man tý về lịch sử Tàu từ Đường đến Hậu Đường cho nhàu nhĩ tâm trạng cùng nhau làm người Trung Hoa 1 phen xem có thêm tý cảm khái nào cho phim không đã.

Sử Trung Quốc - NHL: Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân đời Đường xảy ra năm 875, một năm sau bài chiếu của Hi tôn.




Một nông dân, Vương Chi Tiên, lãnh đạo 1.000 dân, nổi loạn ở Hà Bắc, một miền rất giàu ngũ cốc. Vương được Hoàng Sào giúp sức. Hoàng thi tiến sĩ rớt, làm nghề buôn muối, rất giàu, viết văn hay (thảo hịch mạt sát bọn hoạn quan), ăn nói nhã nhặn, cưỡi ngựa giỏi mà múa gươm cũng rất khéo, rất ghét bọn quan liêu và giới sĩ tộc, được nông dân quí mến. Vương và Sào đều có tài tổ chức, chẳng bao lâu làm chủ miền Đông Hoa Bắc. Mấy tiết độ sứ chống lại họ không nổi vì quân lính có cảm tình với nghĩa quân, không ham chiến đấu. Triều đình lại phải nhờ rợ Sa Đà dẹp hộ. Sa Đà thắng, Vương bị chém. Hoàng Sào lên cầm đầu nghĩa quân, đưa họ xuống phương Nam, năm 879 chiếm được Quảng Châu, đốt thị trấn đó. Theo tải liệu của Ả Rập, có tới 12 vạn ngoại nhân chết trong vụ đó. Nghĩa quân trở lên phương Bắc với nhiều chiến lợi phẩm, lại bị quân Sa Đà chặn ở phía Nam sông Dương Tử. Nhưng ít lâu sau Hoàng Sào lại tiến lên Bắc, chiếm được Lạc Dương (880). Vua Hi tôn bỏ kinh đô, trốn vào Tứ Xuyên, Hoàng Sào bèn chiếm nốt Tràng An, lên ngôi Hoàng đế, quốc hiệu là Đại Tề. Lần đó là lần đầu tiên một phong trào nông dân do một thương nhân có học lãnh đạo thắng được giới sĩ tộc đại quan liêu, đại địa chủ.




Hi tôn lại phải cầu cứu với Sa Đà, do một tướng cũng là Sa Đà chỉ huy. Tướng đó có tài, trung với Hi tôn, được Hi tôn đặt tên cho là Lí Khắc Dụng. Khắc Dụng tấn công Tràng An, Hoàng Sào cầm cự được ít lâu, năm 883 thua, bị Sa Đà bắt được, giết. Vậy là cuộc khởi nghĩa của quân nổi dậy đó kéo dài được non 10 năm, khi dẹp được thì Đông đô Lạc Dương chỉ còn trên 100 hộ (mỗi hộ trung bình là 5 người).


Hoàng Sào bị bộ tướng là Chu Toàn Trung làm phản. Chu Toàn Trung nguyên tên là Chu Ôn, tên Toàn Trung là do vua Đường đặt cho vì có công dẹp loạn. Nhưng Toàn Trung lại không trung, phế nhà Đường lập ra nhà Hậu Lương.

Sử Trung Quốc - NHL:
Hậu Lương Chu Toàn Trung giết Chiêu Tôn rồi chiếm ngôi nhà Đường, đổi quốc hiệu là Hậu Lương, đóng đô ở Khai Phong ngày nay. Ông ta gốc nông dân, trưóc theo Hoàng Sào, khi lên ngôi cũng muốn cải thiện đời sống của nông dân, giảm thuế, khuyết khích nông nghiệp, nhưng ở ngoài phải chống với Lý Khắc Dụng, một tướng Sa Đà, ở trong không được giới sĩ tộc ủng hộ, còn bọn tay chân của ông toàn là tướng cướp , tranh quyền với nhau, chỉ muốn vơ vét cho thật mau, nên tình hình rối loạn. Năm 912, chính một người con của ông giết ông để chiếm ngôi, từ đó bọn thủ hạ của ông chán nản, biết rằng triều Hậu Lương không tồn tại được lâu, kéo nhau qua phía Lý Khác Dụng và năm 923, nhà Hậu Lương bị Lý Tồn Húc, con Lý Khắc Dụng diệt, trước sau được hai đời vua, cộng là 17 năm.


Hậu Đường
Lý Tồn Húc , gốc Sa Đà, lên ngôi dời Đô về Lạc Dương, đổi quốc hiệu là Đường. Triều chính ở trong tay giới sĩ tộc Hán, vì người Sa Đà rất ít, không được 100.000, mà còn lạc hậu, không đáng kể về phương diện chính trị. Họ coi việc nước như việc nhà, muốn giao hết những chức vụ quan trọng cho bà con họ hàng, nhưng số này không đủ, đành phải giao cả những võ chức cho ngoại nhân, bất kỳ là giống người nào, còn những chức vụ hành chánh thì giao cho người Hán. Họ đặt ra đủ các thứ thuế, bóp nặn nông dân đến khánh kiệt mà vẫn không đủ nuôi lính Hậu Đường truyền được bốn đời, mười ba năm, rồi bị Thạch Kính Đưòng diệt.


Hậu Tấn
Thạch Kính Đường cũng là giống Sa Đà, vốn là phò mã nhà Hậu Đường, làm trấn thủ Hà Đông, nhờ rợ Khiết Đan giúp sức mới lên ngôi được, vì vậy phải cắt cho Khiết Đan vài tỉnh ở phía Bắc.

Khiết Đan ( kitat) là một rợ ở Đông Bắc Trung Hoa, tổ tiên là rợ Tiên Ti, sau khi bị một rợ đánh thua, trốn lên ở đất Nhiệt Hà ngày nay, thân phục nhà Đường. Cuối đởi Đường, Khiết Đan mạnh lên, thôn tính các bộ lạc chung quanh, chiếm cả đất Nhiệt Hà và Đông Tam Tỉnh. Một thủ lãnh của họ có hùng lược, dùng người Hán để chỉnh đốn nội chính, dựng thành quách, lập chợ búa, khai khẩn đất đai. Thạch Kính Đường đời Ngũ Đại nhờ họ đem đại quân giúp để lật Hậu Đường, và để trả ơn, cắt đất Yên và Vân ( Hà Bắc, Sơn Tây) cho họ, họ thành một cường quốc ở cõi Bắc, đổi quốc hiệu là Liêu, thành mối lo cho nhà Tống sau này.

Thạch Kính Đường đổi quốc hiệu là Tấn, đất đai thu hẹp , số thuế thu được giảm đi, mà phải nộp cống cho khiết Đan, thờ Khiết Đan như cha, do đó phải tăng thuế, dùng chính sách bạo ngược đối với dân. Khiết Đan thấy vậy mưu tính việc chiếm trọn miền Bắc. Giới quý tộc Sa Đà có một nhóm thấy nguy cơ, muốn tấn công Khiết Đan trước, triều đình do dự. trong khi đó, nhiều viên tướng ở miền Đông làm phản, qua phía Khiết Đan và chỉ trong hai năm ( 946 - 947) Khiết Đan chiếm được kinh đô và gần hết miền Bắc. Viên thủ lãnh Khiết Đan vô kinh đô, tự xưng là " Hoàng Đế Khiết Đan và Trung Hoa" ( Nhà hậu Tấn chấm dứt, sau hai đời vua , cộng 11 năm.) Giới sĩ tộc Trung Hoa thản nhiên trước sự đổi ngôi đó, làm quan cho Sa Đà hay cho Khiết Đan thì cũng vậy, nhưng Sa Đà có một nhóm không chịu thần phục Khiết Đan, chống lại.


Thời đại đó là như vậy. Mà nói chung vấn đề chỉ là dài ngắn khác nhau chứ thời đại nào triều đại nào mà chả có cảnh vua tôi cha con giết lẫn nhau, phản trắc tráo trở. Bởi lẽ đơn giản logic của lịch sử vốn khác.

Tên 3 hoàng tử trong phim cũng có cái ý của nó: Nguyên Tường, Nguyên Kiệt, Nguyên Thành. Chả hiểu sao có người đọc phiên âm hoàng tử thứ hai thành Jai, có giống gì với Lý Thế Dân không nhưng tự chuyện này cũng có ý gợi cho người ta nghĩ đến câu chuyện thời lập quốc của nhà Đường hùng mạnh thuở nào. Nhà Đường được dựng lên từ một đám tro tàn kiệt quệ của thời Nam Bắc triều cũng đầy rẫy phản trắc loạn lạc như thể lịch sử chỉ là 1 vòng lặp lại. Vua Đường Thái Tổ cũng có 3 con trai.

Sử Trung Quốc - NHL:
Bi kịch giành ngôi Dựng nên nhà Đường, thống nhất giang sơn là công của Thế Dân. Thái tử Kiến Thành và Tề Vương Nguyên Cát thấy cha quí Thế Dân và các tướng đều kính trọng, tuân lệnh Thế Dân, sinh lòng ghen ghét, sợ Thế Dân sẽ giành ngôi của Kiến Thành, nên ton hót với một ái phi của Cao Tổ (Lí Uyên), vu cho Thế Dân tội này tội nọ; hơn nữa, họ đã 2 lần mưu sát Thế Dân mà thất bại (một lần đầu độc trong một bữa tiệc, nhưng Thế Dân chỉ thổ ra máu mà không chết). Họ tính mưu sát lần nữa, Thế Dân biết được, phải ra tay trước, cùng với Uất Trì Kính Đức núp trong vườn cấm sau cung, đợi sáng sớm Kiến Thành và Nguyên Cát vào chầu mà bắn chết. Cao Tổ hay tin ghê gớm đó chỉ lẩm bẩm: “Ta có ngờ đâu tới nông nổi này. Phải làm gì bây giờ?”. Chính ông ta do dự, nhu nhược, biết bụng dạ xấu của Kiến Thành mà không ngăn được nên xảy ra bi kịch ấy. Đó là nhược điểm của chế độ quân chủ phương Đông: hầu hết ông nào cũng nhiều con, và rất ít ông sáng suốt lựa được người giỏi để truyền ngôi, thành thử con thường tranh ngôi với nhau.


Vụ đó là một vết đen trong đời Thế Dân. Chẳng những anh và em ông bị ông giết, mà theo lệ, cả 5 đứa con trai của anh và 5 đứa con trai của em cũng bị xử tử nữa, sợ sau này chúng trả thù cho cha!

(cont)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét