Thứ Tư, 2 tháng 5, 2007

Cúc hoa khai xứ tức trùng dương ...




"Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương ..
"

"Rừng sâu không lịch năm cùng tận,
Biết tiết Trùng Dương cúc nở cười
"
---------

Đây, link về hý kịch và kinh kịch đây:
link
Trích 1 đoạn:


Mặt nạ Kinh kịch

Mặt nạ Kinh kịch là dùng các loại bột màu tô vẽ lên mặt diễn viên, để tượng trưng cho tính cách, phẩm chất, vận mệnh nhân vật. Thường thì, màu đỏ mang nghĩa bóng, tiêu biểu cho trung nghĩa dũng cảm; màu đen thuộc trung tính, tiêu biểu cho dũng mãnh và mưu trí; màu lam và màu xanh lá cây cũng thuộc trung tính, tiêu biểu cho anh hùng rơm; màu vàng và màu trắng phần lớn mang nghĩa đen, tiêu biểu cho hung ác và gian trá; màu vàng và màu bạc tiêu biểu cho thần bí và thần tiên yêu quái.


Nhân vật Kinh kịch

Trong Kinh kịch nói chung có bốn vai, đó là các vai Sinh, Đào, Tĩnh và Hài, các vai đó lại chia làm những vai càng cụ thể hơn.

“Sinh” chia làm : “ Lão sinh”—là chỉ những người đàn ông trung niên chín chắn, thường xuất hiện trong các vai chính diện hoặc nhà vua, tướng lĩnh. “Tiểu sinh”—là các vai thanh niên trai tráng.

“Đào” chia làm “Thanh Y” – chỉ các vai phụ nữ trung niên, thường là các phu nhân, tiểu thư trong gia đình quý tộc. “Võ Đào ” – chỉ các vai nữ có thể đấu võ. “Hoa Đào”—chỉ các vai nữ trẻ tuổi thuộc tầng lớp thấp hèn trong xã hội, như “a hoàn, con sen”,

“Tĩnh” là chỉ các nhân nhật mặt hoa, thường là vai những người đàn ông có tính cách, phẩm chất và diện mạo khác nhau.

“Mạt” cũng thuộc vai lão sinh, là những người có tuổi tác già lão, đầu óc mụ mẫm, sống trong tầng lớp thấp hèn trong xã hội. Bởi khi hóa trang vẽ một vệt trắng trên sống mũi, cho nên nhân vật này gọi là “Tiểu hoa mặt”, cùng song song với Đại hoa mặt, Nhị hoa mặt cho nên những nhân vật này thường được gọi là “Tam hoa mặt”.

“Hài” là chỉ Tiểu hoa mặt, phần lớn la ̀chỉ những người sống trong tầng lớp thấp trong xã hội, các nghĩa sĩ trong dân gian nhanh trí, hài hước.



Màu sắc trong kinh kịch có ý nghĩa rất điển hình. Nhìn màu sắc người ta có thể biết được nhân vật có tính cách như thế nào. Ngoài ra, tớ chưa tiện đối chiếu hệ quy ước này với ngũ hành; nhưng như đã nói ở trước là tiểu thuyết Tàu rất hay xây dựng những bộ năm nhân vật mà qua đó gián tiếp biểu hiện quan hệ chế hoá của ngũ hành. Lấy luôn đời Đường làm ví dụ nhé:

Các nhân vật chính trong các truyện Tàu đều được mô tả qua màu sắc, điển hình trong truyện Thuyết Đường thuật chuyện các người anh hùng lo chuyện lật đổ nhà Tùy để lập nên nhà Đường với vị vua đầu tiên là Lý Thế Dân. Qua truyện đó, người đọc có thể để ý các hổ tướng được mô tả rõ rệt qua màu sắc và mạng lý theo Ngũ hành. Thí dụ, như Trình Giảo Kim mặt đỏ râu vàng, mặc áo giáp, đầu đội kim khôi - đặc biệt có hai mạng: khi trên ngựa mạng hỏa (mặt đỏ) và khi xuống ngựa, mạng Thổ (râu vàng); như La Thành, mặt trắng, mình ưa mặc bạch bào đoản giáp trắng, hay dùng cây Bát cổn Ngân thương bạc, cỡi ngựa Kim Thiên Lý Cu: đúng thật mạng Kim; như Đơn Hùng Tín, mặt xanh, chuyên mặc giáp xanh, hay dùng chiếc Kim đính Đông dương sóc, cưỡi con ngựa Thanh tông mã, rõ ràng mang mạng Mộc; Tần Thúc Bảo lại khác, mặt vàng, áo giáp bằng đồng vàng, hay dùng đôi giản đồng và cưỡi ngựa có lông vàng như tơ, đích thị mạng Thổ; và Uất Trì Cung gốc thợ rèn, mặt đen, mặc thiết giáp bằng đồng đen, ra trận dùng ngựa ô tuyền, đúng là mạng Thủy. Quyển Cờ Bạc đưa một vài thí dụ chứng minh rằng các tác giả người Trung Quốc xưa và nay lúc nào cũng áp dụng thuyết ngũ hành (mạng này khắc mạng kia) trong các trận đánh với nhau. Khuôn khổ bài này có hạn nên chỉ xin trích lại một đoạn tả trận chiến giữa tướng Dương Lâm của nhà Tùy đấu với bên nhà Đường. Bên nhà Tùy ngoài tướng Dương Lâm còn có Thập Nhị Thái bảo lập ra trận Nhất tự trường xà - toàn treo cờ xanh (mạng Mộc). Bên Đường có Trình Giảo Kim và Tần Thúc Bảo - cả hai mang mạng hỏa và Thổ - đánh hoài nhưng không sao phá nổi trận. Sau nhờ có La Thành - mang mạng Kim - chỉ đấu với tướng Dương Lâm có 10 hiệp, đâm Dương Lâm một thương ngay tại mông, phá tan trận và thu được hơn hai muôn hàng binh của nhà Tùy. Kim khắc Mộc là như vậy. Tóm lại khi đọc truyện Tàu ta nên để ý trước bổn mạng của các nhân vật rồi sẽ xem họ đấm đá đấu chưởng với nhau ra làm sao. Hằng trăm trận ăn thua hay sống chết với nhau thường dựa sát vào những tương sinh tương khắc của luật ngũ hành mà thôi. Thí dụ một cao thủ võ lâm mặt đỏ, cỡi ngựa màu đỏ (xích thố), mang kiếm giáp màu đỏ (mạng Hỏa) chạy ngựa hay phi thân xuống núi đánh với một nhân vật võ lâm khác, cho dù đó là một bà lão mặt đen mặc quần áo màu đen (mạng Thủy), người đọc sành điệu luật ngũ hành có thể đoán được rằng tác giả sẽ cho cao thủ từ trên núi xuống kia thế nào cũng sẽ bị thua chạy dài, nếu không bị chém đứt đầu thì cũng bị thương nặng tàn phế võ công!!

Phép này áp dụng cho hiện đại không linh lắm nhưng nhiều khi cũng rất nhiệm mầu :) Tớ sẽ thử lấy chính bộ phim HOÀNG KIM GIÁP để thử sau này. Kể ra, trước đây cũng có lần tớ viết qua loa về Ngũ hành rồi đấy. Bây giờ trích giới thiệu thêm với các bạn về tính cách của ngũ hành (nguồn như đoạn trên).

  • Mạng Kim: có đầu óc tổ chức, thích ở trong thế chủ động và lãnh đạo, cần cho rằng mình đúng, thích trật tự và sạch sẽ.

  • Mạng Thủy: giàu tưởng tượng, trung hậu, thông minh, rất “cứng cựa”, độc lập, kín đáo, . . .

  • Mạng Hỏa: giàu tình người, nhiều trực giác, thích được thương yêu, thích sôi nổi, giao tế giỏi, . . .

  • Mạng Thổ: rất chừng mực, hài hoà, trung thành và đòi hỏi trung thành, thích chi tiết, thích bầu bạn nhưng có thể rất cứng đầu.

  • Mạng Mộc: vui tính, có mục đích, năng động, thích bận rộn, có thể rất hách xì xằng, thực tế, hiếu thắng, . . .
Các bạn tự kiểm điểm xem tính tình của mình có hợp với mạng của mình không nhé. Riêng tớ thấy nó rất đúng :-)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét