4. Tự ái.
- Trong khi không có một vấn nạn nào khởi lên nhằm vào khái niệm tình yêu đối với nhiều đối tượng khác nhau thì có một tin tưởng quảng bá, theo đó nếu yêu kẻ khác là một tính tốt thì yêu chính mình là một tính xấu.
+ Người ta mặc nhận rằng bao lâu tôi còn yêu chính tôi thì tôi không yêu những kẻ khác - tự ái cũng đồng với vị kỷ.
+ Freud nói về tự ái cũng giống như tự tôn: quay libido hướng về chính mình.
> Tự tôn là giai đoạn sơ thuỷ nhất trong đà phát triển của con đường đến tự ái và kẻ nào vào cuối đời còn trở về với gia đoạn tự tôn này thì không thể yêu – nó là kẻ mất trí trầm trọng.
> Tình yêu là sự biểu lộ của libido: libido quy hướng vào người khác -> tình yêu; quy hướng vào chính mình -> tự ái.
- Như thể (theo Freud), tình yêu và tự ái chối bỏ lẫn nhau theo nghĩa: cái này càng nhiều lên thì cái kia càng ít lại.
- Câu hỏi của ta là: phải chăng sự quan sát tâm lý có một chủ trương thể tài rằng: có mâu thuẫn cơ bản giữa tình yêu cho chính mình và tình yêu cho những kẻ khác?
+ Phải chăng tình yêu cho mình cùng hiện tượng như vị kỷ - hay chúng đối lập nhau?
+ Liệu tính vị kỷ có thật sự đồng nghĩa với “mối bận tâm về chính mình, với tư cách là một cá thể, với tất cả những tiềm năng về tri thức, xúc cảm và nhục dục của mình”?
> Phải chăng “nó” đã không trở thành một phụ vật của vai trò kinh tế xã hội của mình?
> Phải chăng vị kỷ đương nhiên sẽ không được tạo ra nếu thiếu tự ái?
- Chúng ta phải nhấn mạnh sự sai lầm về lý luận khi cho rằng tình yêu đối với kẻ khác và tình yêu cho chính mình chối bỏ lẫn nhau.
+ Nếu yêu kẻ láng giềng, mà tôi xét như một nhân thể, là một tính tốt thì yêu chính tôi cũng là một tính tốt.
+ Chúng không phải là một điều xấu bởi vì tôi cũng là một nhân thể vậy!
- Sự trọng thị đối với tính cách trọn vẹn và độc nhất của chính mình, yêu thương và hiểu biết về bản ngã của chính mình - những điều ấy không thể tách rời khỏi sự trọng thị, yêu thương và hiểu biết một cá thể khác. (Kẻ nào không biết tôn trọng và yêu thương chính mình thì cũng không yêu thương thực sự được ai cả. Ngược lại một tình yêu với kẻ khác, dù thế nào, mà vẫn loại trừ bản thân nó thì vẫn ít nhiều có sắc thái giả tạo – ít ra là một khiếm khuyết). [Thận trọng khi xét sự hy sinh!] (Những khó khăn của việc trình bày về kinh nghiệm đi thẳng vào trung tâm. Lối tư duy logic hình thức theo nguyên tắc tập hợp với sự ý thức rằng, bản thân các tập hợp chỉ là một cách diễn giải khả dĩ và giả tạm, vì/bởi mỗi phần tử lại là một hỗn hợp không thể cô lập được – nó chỉ bị cô lập trong một trường giả thuyết định hướng sẵn khi triết lý khở lên mà thôi).
+ Không có một khái niệm nào về con người mà trong đó không có tôi!
(Những tiền đề cơ bản của tâm lý mà những kết luận của chúng ta được dựng lên trên đó).
- “Chính chúng ta cũng là “đối tượng” cho những cảm thức và thái độ của chúng ta; những thái độ nhắm đến kẻ khác và nhắm đến chúng ta đều có tính cách liên kết tự căn bản, không có gì mâu thuẫn cả!”.
+ Điều này có nghĩa: tình yêu cho kẻ khác và tình yêu cho chính ta không có tính cách tuần tự.
> Thái độ tình yêu bước đến chính mình sẽ được tìm thấy trong tất cả những ai có thể yêu thương kẻ khác.
+ Trên nguyên tắc, tình yêu có tính cách vô phân biệt – bao lâu sự liên lạc giữa “những đối tượng” và bản ngã của chính mình được xét đến. (Bản ngã – cái tôi ý thức tôi. Mô tả tương quan chỉ xuất hiện do có sự xét đến phân chia “những đối tượng” và “bản ngã”).
- “Tình yêu” thuần tuý là một biểu lộ của sự tạo tác và bao hàm sự quan tâm trọng thị, trách nhiệm và nhận thức.
> Nó không phải là một hậu quả được gây nên bởi một ai đó, mà là một cố gắng tính cực cho sự trưởng thành và hạnh phúc của kẻ được yêu, bắt rễ trong chính năng tính yêu thương của mình. (Những cố gắng vượt qua những vấn nạn do cái nhìn từ góc độ cá nhân chủ nghĩa đem lại bằng vào các kinh nghiệm hơn là vào một sự thay đổi triệt để nhãn quan) [Năng tính yêu thương đang được xem như một bản tính cơ sở của con người].
- Yêu người là thực hiện và tập trung sức mạnh để mà yêu.
- Tình yêu của một người, không phải là một trừu tượng, theo sau tình yêu đối với một mẫu người đặc biệt như người ta thường nghĩ, mà là tiền đề của nó, dù thông thường căn bản phải có sự yêu những cá thể đặc biệt.
> Nếu thế thì bản ngã của riêng tôi phải là một đối tượng cho tình yêu của tôi cũng như kẻ khác.
- Sự khẳng định về cuộc sống hạnh phúc trưởng thành tự do của chính mình được bắt rễ trong năng tính yêu thương của chính mình, tức là trong quan tâm, trọng thị, trách nhiệm và nhận thức.
- Tính vị kỷ, nó bài trừ mọi mối bận tâm thực sự nào đối với kẻ khác.
+ Kẻ vị kỷ chỉ bận tâm đến chính mình, muốn mọi vật đều vì mình, không có cảm giác trong sự cho mà trong sự lấy.
> Thế giới bên ngoài chỉ được nhìn theo quan điểm của điều mà nó có thể lấy ra được từ đó...không bận tâm đến nhu cầu của kẻ khác.
>...người ấy không thấy gì ngoài mình ra...phán đoán một người và mọi vật từ tính cách hữu dụng của nó đối với mình...tự căn bản người ấy không thể yêu.
> Vị kỷ và tự ái không phải là đồng nhất, mà là những đối lập thực sự.
+ Kẻ vị kỷ không yêu mình quá nhiều mà lại rất ít - sự thực kẻ ấy ghét chính mình.
> Kẻ ấy chắc chắn là bất hạnh và lo lắng, chú tâm giật lấy những thoả mãn từ sự sống, những thoả mãn mà kẻ ấy tự chặn đứng mình lại không cho vươn tới. (Nó cố gắng theo kiểu nó có thay vì nó là).
> Kẻ vị kỷ, sự thực, không thể yêu chính mình.
- (So sánh tính vị kỷ với sự bận tâm thái quá của một bà mẹ với đứa con...)
- Bà quá bận tâm không phải vì bà quá thương con mà chính vì bà phải bù đắp sự thiếu sót trong năng tính yêu thương của bà đối với đứa con.
- Lý thuyết về bản chất vị kỷ này được xác chứng bởi kinh nghiệm phân tâm với sự “xả kỷ” thần kinh bệnh, một triệu chứng thần kinh bệnh được quan sát không phải ở một số ít những người thường bị rối loạn không do triệu chứng này mà do những triệu chứng khác có liên hệ với nó:
(+) Tinh thần bạc nhược.
(+) Mệt mỏi
(+) Kiệt lực
(+) Thất bại trong những tương quan tình yêu
(+) Và chứng “xả kỷ” cũng được coi là một triệu chứng chứ không đơn thuần là kết quả được nói lên bởi các triệu chứng trên.
- ...Tính cách “xả kỷ” thường là một đặc điểm vãn hồi cá tính, những cá tính mà căn cứ trên đó những hạng người này lấy làm tự phụ.
- Kẻ “xả kỷ” (kẻ thực ra vốn luôn sống “chỉ cho mình là quan trọng”) bối rối khi thấy rằng, mặc dù xả kỷ, nó vẫn không hạnh phúc, và thấy rằng những tương quan của mình với những ai thân thiết mình đều không thoả thích.
> Phân tích tinh thần chứng tỏ rằng: kẻ xả kỷ có biểu hiện triệu chứng quan trọng nhất khi “xả kỷ” là:
(+) Nó bị tán tâm trong năng tính yêu thương của mình – hay trong thụ hưởng một điều gì.
(+) Rằng nó bị xâm chiếm bởi sự oán hận đời sống.
(+) Và rằng mặt trái của xả kỷ che dấu một tính cách quy ngã tế nhị không kém phần mãnh liệt.
- Bản chất của tính xả kỷ trở thành hiển nhiên một cách đặc biệt trong hiệu qủa của nó gây trên những kẻ khác.
> Thường xảy ra nhất trong nền văn hoá của chúng ta là hiệu quả mà bà mẹ “xả kỷ” gây trên con cái bà.
+ Bà tin rằng với sự xả kỷ của bà, con cái bà sẽ cảm nghiệm cái gì cần phải được yêu thương và học hỏi, rồi thì, cái gì phải yêu thương.
> Tuy nhiên hiệu quả của tính xả kỷ của bà không hoàn toàn phù hợp với những kỳ vọng của bà: con trẻ không thấy hạnh phúc dù rằng chúng được mọi người xác tín rằng: chúng được yêu thương.
> Chúng lo lắng, căng thẳng, sợ mẹ không bằng lòng và lo lắng tuân theo những kỳ vọng của bà.
- Thông thường chúng bị ảnh hưởng bởi sự oán hận ngấm ngầm của mẹ chúng đối với cuộc sống - sự oán hận mà chúng cảm hơn là biết rõ – và cuối cùng, chúng cũng nhiễm đầy sự oán hận ấy.
- Hiệu quả của bà mẹ “xả kỷ” không hoàn toàn khác với hiệu quả của vị kỷ; thực ra nó còn tệ hơn nữa, bởi vì tính xả kỷ của bà mẹ ngăn cản không cho con cái phê bình bà.
+ Chúng được đặt vào tình trạng bắt buộc không được bất mãn đối với bà.
+ Chúng được dạy dỗ. dưới mặt nạ nhân đức, không mấy ưa cuộc sống.
- (Ý niệm về tự ái của Meister Eckhart)
- “Nếu bạn yêu lấy bạn, bạn yêu mọi kẻ khác như là bạn yêu bạn. Bao lâu bạn yêu kẻ khác ít hơn yêu chính mình, bạn sẽ không thể yêu lấy chính bạn thực sự; nhưng nếu bạn yêu tất cả như nhau, kể cả chính bạn, bạn sẽ yêu họ như là một người và người ấy là cả Thượng Đế và Con Người. Như thế, kẻ ấy là một kẻ vĩ đại, trung thực; kẻ mà do yêu chính mình nên yêu đồng đều tất cả những người khác”. (Xem lại nền tảng siêu hình học của vấn đề với “Xác lập cơ sở cho đạo đức”. Luận điểm này dễ nhận thấy có sự nhập nhằng giữa tính hiển nhiên của sự kiện có tình yêu thương vô ngã giữa mọi cá thể - vô điều kiện và tức thì - với luận điểm siêu hình rằng tất cả thảy đều là Một – cái Một bản thể của truyền thống Ky tô giáo; hoặc là các cá thể là ảo tưởng trong triết học của Schopenhauer).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét