------------
Carnet
Những suy nghĩ thoáng qua vụn vặt khi được xem lại luôn có một cái ý vị của thời gian. Suy nghĩ có cái vẫn vậy, có cái thay đổi...nhưng không muốn sửa nữa. Để như vậy nó ghi lại được bước chập chững của suy nghĩ, cảm nhận. Một kiểu sổ tay. Ở giữa spam và xếp đặt!
(Cổ Long-ẩn ức và hành xử)
-Người nấu bếp có cái không may là lúc ăn kém ngon.
-Người ta nên có thái độ như đọc Liêu trai vậy-chỉ nhớ văn phong, không khí, thế giới riêng ấy. Không cần sa vào chi tiết, không cần mở đầu, không cần kết thúc.
-Tự ti.
....
Tại sao nhiều người quay trở lại với thế giới kiếm hiệp?
-Mỗi người bình thường sinh ra cho đến lúc chết đi bất quá biết được vài chục nghìn người! Mà nhân loại thì rộng lớn, số người sinh ra và chết đi đại khái khoảng 100tỷ người. Trách sao lòng chẳng xao xuyến vì một ai đó đang_bị_bỏ_qua. Chỉ trong thế giới kiếm hiệp mỗi nhân vật đều nằm trong giang hồ "Danh tiếng lừng lẫy ai mà không biết!" Cảm giác trở nên trọn vẹn!
-Con người phát sinh ước vọng tự do như là khởi đầu từ những quan hệ, ràng buộc xã hội (dù có lý hay không có lý). Và họ thường cho rằng tự do là (gần như) sự phủ nhận quan hệ và trách nhiệm xã hội. Và giải pháp là năng lực cá nhân nằm ở chỗ thắng vượt mọi người mà đạt được tự do. Nhưng chưa bao giờ ai đó đạt được. Vì có những giới hạn nhân tính cản trở họ. Chỉ trong kiếm hiệp mới có thể một đao chém xuống là giải quyết thị phi, giết vài mạng người chẳng nghĩa lý gì.
-Ở đâu mà con người ta giải thoát được những ràng buộc quan trọng nhất: tiền bạc, sự yếu ớt, cái chết, sự may rủi, thân thích, bệnh tật...mỗi ngày, mỗi nơi, mỗi tiếng gọi đều có tiếng thưa? Sự nghi ngẫu bất định, phi lý của cuộc đời bị loại bỏ.
-Ở đâu mà nững năng lực tiêu cực được đồng tình và khuếch trương: khi người ta bực bội thì chỉ muốn đập phá, đánh đấm, chửi bới văng mạng và bỏ đi thật xa! Ai làm được việc ấy?
-Ai chẳng mang trong mình một thế giới đồng thoại? Một thế giới đã giản ước những gì mà trẻ thơ không cần biết (và chưa biết) để ký thác những khát vọng về những mặt tốt đẹp nhất của cuộc đời...
-Ở đâu mà cái tôi tự ngã vị kỷ được khuếch sung và nguỵ trang tinh vi dưới cái mác hấp dẫn và lãng mạn là sự dấn thân?
-Cái bóng trong chiếc gương soi. Một sự phóng chiếu vụng về mà tinh xảo!
-Muôn sự chỉ quy về một mối là ảo tưởng vô minh từ cái ngã mạn mà ra!
-Cảm nghiệm ly cách khởi lên từ cảm giác mâu thuẫn, những xung đột xuất hiện giữa nội giới và ngoại giới.
-Liều thuốc chữa lành vết thương được khởi đầu từ sự vị tha, từ bi. ("Đào hoa truyền kỳ" là sự khởi đầu mong manh đem lại nhân tính cho SLH và cho Cổ Long).
-Điểm đặc sắc trong SLH là Cổ Long đã thay thế hành động giết đối thủ, phần nhiều, thành sự chinh phục tình cảm đối phương, sự chiếm hữu tâm hồn, sự đồng hoá đối phương-> cả hai hành động đều đạt được một mục đích: loại trừ/tiêu diệt cá tính đối thủ như là một đối kháng quan trọng nhất! (Thay vì gỡ cái nút, người ta lại cắt béng nó đi.)
-Sao trong kiếm hiệp không đạt đến sự dõi theo quá trình tăng trưởng nội tâm và quá trình tăng trưởng võ công?
-Võ công là sự hiểu biết và làm chủ nội thể. Ở tầm mức thường thường thì chẳng nói làm gì, nhưng ở cảnh giới thâm hoằng viễn đại thì phải khác chứ? Chiếc sinh tử kiều mấy ai qua được đâu?
-Vài nghìn cây số thật là dài. Nhưng cho dù là đi bộ thì cứ khởi hành đi rồi cũng sẽ tới được thôi. Mà chỉ mất vài tháng.
-Có khi chỉ trong một chuyến đi người ta mới dễ thoát khỏi trạng thái căng thẳng của những lo lắng vọng tưởng về ngày mai. Ngày mai đã cụ thể biến tướng thành nơi đến! Một chuyến đi không bao giờ kết thúc có khi lại là chân chính của sự tồn sinh.
-Cái gì đi? Khi đi thì cái đó đã tan biến rồi!
-Trong hành động đi, nó biện minh cho sự rời xa cái xuất phát mà không rời bỏ. Nó biện minh cho cái hướng tới mà không đạt tới! Tất cả phù hợp với sự vận động vô thường mà thường với nhu cầu tha thiết của tồn sinh tại thể.
-Kim Dung là một hoán dụ về cuộc đời thực bằng một cuộc đời ảo.
-Cổ Long là một ẩn dụ từ một cuộc đời thực về một cuộc đời khác.
-Chỉ có sự tự hiểu biết chính nội giới mới có cơ giải thoát.
-Đọc là một tái tạo tân thanh chẳng hề xuôi chiều!
-Tôi đọc Cổ Long rồi viết "tôi đọc Cổ Long", bạn đọc "tôi đọc Cổ Long" nữa đều không giống nhau! Nhưng lại giống nhau chỗ đọc lại chính mình/nhân thể duyên nghiệp này mà quán xét mọi sự.
(Đến đây càng cảm sâu xa vì sao Camus viết Ngộ nhận chung với Bạo chúa; vì sao BG điên loạn đập phá tơi bời mọi cò ke..)
-Tôi đọc Cổ Long rồi viết "tôi đọc Cổ Long", bạn đọc "tôi đọc Cổ Long" nữa đều không giống nhau! Nhưng lại giống nhau chỗ đọc lại chính mình/nhân thể duyên nghiệp này mà quán xét mọi sự.
(Đến đây càng cảm sâu xa vì sao Camus viết Ngộ nhận chung với Bạo chúa; vì sao BG điên loạn đập phá tơi bời mọi cò ke..)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét