Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2007

Viết lăng nhăng cho qua ngày đoạn tháng.





- Bác GĐ CA Tp Hn hứa (hay tuyên bố) là Hà nội sẽ hết ùn tắc vào 2015. Khi được hỏi tại sao biết bác giả nhời thế này "2020 là thời điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam mà Hà Nội là thủ đô nên sẽ về đích trước vài năm. Năm 2015 Hà Nội sẽ là thành phố an toàn văn minh, không có ùn tắc giao thông".

Mình nghĩ vấn đề giao thông là vấn đề của nhiều ngành và lĩnh vực. Cho dù vấn đề chủ yếu của ùn tắc là do ý thức tham gia giao thông của người dân thì vẫn rất khó để ngành CA 1 mình giải quyết được ùn tắc. Huống hồ bác lại lấy kế hoạch tương lai từ nghị quyết 45% đô thị hoá toàn quốc ra để giả nhời :)

Ùn tắc giao thông là 1 trong những hậu qủa của phát triển ĐTH quá nhanh không đi kèm với chất lượng ĐTH. Ở các nước đang phát triển, do vậy, xuất hiện nhiều thành phố cực lớn trong 1 thời gian ngắn với những triệu chứng được đặt tên là "bệnh to đầu". To đầu thì đương nhiên là không xinh gái (la ville nhỉ) và dễ gãy cổ. Vậy những biến đổi không chỉ liên quan đến hạ tầng kỹ thuật mà còn kéo theo vô vàn những vấn đề xã hội như: xóm liều, ổ chuột, tệ nạn, phá vỡ cầu trúc...Vấn đề là nhìn nhận nó như thế nào chứ không phải lại dễ dàng "ôi thành phố mến yêu của tôi" bala bala...như nhiều người hay mắc phải. Chưa nói đến đẩy nó lên thành cực đoan kiểu Hà nội gốc với lại tỉnh lẻ nữa thì thôi rồi.

Bài học nhập môn về đô thị hoá được mở đầu bằng nhận thức "Đô thị hoá là tất yếu"-vấn đề chỉ là quản lý phát triển ĐTH được không và như thế nào mà thôi. Thành phố là 1 thực thể sống và luôn biến đổi. Sự lựa chọn, những thách đố (enjeux) của nó luôn là nằm lưng chừng giữa vĩnh cửu và đổi thay. Và sự phát triển của ĐT luôn gắn với những thoả thuận và quyết định của các chủ thể khác nhau trong cộng đồng XH đô thị. "Về khía cạnh QHĐT, cách thức chọn quyết định, xét cho cùng, có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với bản chất của chính vấn đề ấy"-(Jean-Paul Lacaze).

Vậy điều rút ra là gì? Là để phản bác những tư duy kiểu cấm xe từ ngoài vào hay hạn chế nhập cư hay những gì đại loại thế khi người ta nghĩ đến các hệ quả xấu của phát triển ĐTH. Quay lại chuyện ùn tắc giao thông, theo mình nguyên nhân đầu tiên và cũng là khái quát bao trùm nhất là vấn đề của QHĐT, cụ thể là quy hoạch vùng. Sự mất cân bằng ở quy mô lớn là nguyên nhân quan trọng nhất và chỉ điều chỉnh ở quy mô đấy mới thực sự tiếp cận được bản chất vấn đề.

Cho dễ tưởng tượng chúng ta hãy coi ví dụ này: trên mặt phẳng bàn, có rải đều cùng 1 mật độ các mạt sắt. Các bạn vứt ngẫu nhiên vài miếng nam châm to nhỏ khác nhau vào. Điều gì sẽ xảy ra thì cũng giống như những gì đang diễn ra về đại thể của quá trình ĐTH. (Tất nhiên sức hút không thể bao quát được hết những đặc điểm có tính cách XH). Như trong ví dụ trên thì việc khoanh 1 hàng rào quanh cục nam châm to nhất là vô nghĩa và có tính cưỡng bách cao. Chỉ 1 bố cục hài hoà và tổng thể mới giải quyết ổn thoả được sự cân bằng động của khu vực. Hà nội hiện nay đang phát triển phình to ra trên cơ sở mạng đường vành đai và các tuyến hình tia. Trong phạm vi gần trung tâm là mạng bàn cờ cũ. Mạng hình tia có tác dụng thâm nhập và liên hệ đối ngoại tốt nhưng có nhược điểm là có nhiều điểm cực đoan khi vào gần trung tâm. Cấu trúc tầng bậc 1 trung tâm này cũng làm cho các đơn vị ở mới trở lên xa lạ với tỉ lệ của các hạ tầng lớn vùng ngoại vi.

Xem cái bản đồ trên chúng ta có thể hiểu được đôi điều vì sao lại hay xảy ra ùn tắc ở khu vực xung quanh vành đai 2 của HN (vành đai từ đường Đại Cồ Việt chạy 1 vòng). Chẳng phải quy hoạch Pháp ngày xưa trong trung tâm tốt hơn bây giờ mà chỉ đơn giản là nếu đường đi từ A đến B thì tắc đường sẽ xảy ra ở giữa chứ đương nhiên chẳng bao giờ ở A hay ở B cả.

Mô hình phát triển các khu ĐT mới (KTĐM) cũng tồn tại rất nhiều vấn đề nhưng để tớ viết sau. Điểm cần lưu ý là cấu trúc thành phố HN trong mối liên hệ với các làng ngoại vi là 1 cấu trúc có tính bản sắc và đặc thù rất riêng cần lưu tâm trong việc phát triển các dự án hạ tầng cũng như phát triển những đơn vị ở mới hoàn toàn xa lạ với VH truyền thống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét