http://www.seasfoundation.org/
1. Giới thiệu tóm lược:
Quỹ nghiên cứu Biển Đông vừa được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 2007 bởi các anh Nguyễn Đức Hùng (Australia), Dương Danh Huy (UK), Trần Đăng Khoa (USA), Đàm Quang Minh và nhiều anh chị em khác thuộc các ngành nghiên cứu hàng hải, địa chất biển, kinh tế, toán ứng dụng và chính trị học. Tuy không thể nói Minh Biện Và SEAS Foundation là cùng một nhà, nhưng có một số người vận động thành lập quỹ là các bloggers của Minh Biện. Vì thế, Minh Biện xin được tiếp sức phổ biến thông tin về Quỹ này ra công chúng.
2. Tên gọi (Name) và trang web
Tên tiếng Việt: Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Tên tiếng Anh: Southeast Asian Sea Foundation
Ngày thành lập: 14/12/2007
3. Mục đích (Aim)
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa.
4. Mục tiêu (Objectives)
Mục tiêu ngắn hạn (short-term objectives): Thành lập và xây dựng được quỹ từ các nhà hảo tâm để nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu liên quan đến Biển Đông Nam Á, Quần đảo Hoàng Sa, và Quần đảo Trường Sa. Các hoạt động nghiên cứu trong phạm vi dịch, xuất bản các tài liệu về Biển Đông cũng như tranh chấp trong khu vực, nghiên cứu và viết bài về các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như những phân tích kinh tế chính trị liên quan.
Mục tiêu dài hạn (long-term objectives): Mục tiêu lớn nhất và lâu dài là trở thành một tổ chức tài chính vô vụ lợi có tư cách pháp nhân có thể tài trợ cho những nghiên cứu về các giải pháp hòa bình và phát triển cho vùng Biển Đông Nam Á.
5. Cơ cấu tổ chức (Organisation)
5.1 Thành viên sáng lập (Co-founders):
Nguyễn Đức Hùng (Australia)
Dương Danh Huy (UK)
Trần Đăng Khoa (USA)
5.2 Ban điều hành quỹ (Fund Coordinators)
Nguyễn Đức Hùng
Dương Danh Huy
Đàm Quang Minh (VN)
Hoàng Thị Hải Hà (Australia) (thủ quỹ)
Nhiệm vụ của ban điều hành là quản lý quỹ, đưa quỹ vào hoạt động có hiệu quả, điều phối và thực hiện các dự án, phát triển quỹ, tìm cộng tác viên và nhân sự cho các dự án, xem xét và cấp kinh phí cho các dự án. Nhiệm vụ của thủ quỹ là thực hiện việc thu chi ngân sách, quyết toán và thông báo tài chính định kỳ.
5.3 Cộng tác viên (Collaborators)
Huỳnh Tuyên (IT, mạng)
Trần Ngọc Tuấn (IT, mạng)
Nguyễn Thành
Nguyễn HP NguyênDư Văn Toán (PhD, hải dương học)
Nguyễn Hồng Lân (PhD, hải dương học, IT và mạng)
Cộng tác viên là những người tình nguyện tham gia giúp xây dựng mạng, và các việc khác. Cộng tác viên có thể tham gia các dự án mà quỹ hỗ trợ/tài trợ và có thể được hưởng thù lao từ dự án đó.
5.4 Ban cố vấn (Advisory Board)
Ngô Quang Hưng (USA)
Nguyễn Bình (USA)
Huỳnh Kim Lâm (USA)
Trần Đăng Khoa (USA)
Trần Vinh Dự (USA)
Nguyễn Hồng Oanh (Australia)
Đặng Đình Thi (USA)
Nguyễn Thái Hà (USA)
Đinh Công Bằng (USA)
Nguyễn An Nguyên (USA)
Giám sát quỹ (Cash-flow Viewer):
Trần Đăng Khoa (USA)
Dương Danh Huy (UK)
Ngô Quang Hưng (USA)
Nhiệm vụ của Ban cố vấn là tình nguyện tham gia để giám sát quỹ (nhằm chống tham nhũng và trục lợi cũng như chống chi tiêu lãng phí), tư vấn các hoạt động cho quỹ, tư vấn cho các dự án, giúp đỡ và phát triển việc gây quỹ, tư vấn cho chiến lược của quỹ, bầu lại ban điều hành khi cần thiết. Giai đoạn đầu xây dựng quỹ chúng ta thực hiện theo phương châm “tăng xin/thu, giảm chi, tích cực ủng hộ và giảm tối đa lệ phí chuyển tiền và phí quản lý quỹ”.
6. Tầm nhìn và phác thảo kế hoạch chiến lược
Tầm nhìn
Tầm nhìn trong vòng hai năm: có thể tài trợ được các dự án nhỏ nhằm thu thập sách và tài liệu liên quan đến Biển Đông Nam Á, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập và phát triển trang web Trung tâm dữ liệu Biển Đông Nam Á để lưu cơ sở dữ liệu về Biển Đông.
Tầm nhìn từ 2 năm đến 5 năm: tiếp tục duy trì các hoạt động trong hai năm đầu, tiến tới có thể tài trợ được cho một số dự án khảo sát nghiên cứu và tìm giải pháp cho Biển Đông Đông Nam Á, Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số ví dụ về dự án nghiên cứu ứng dụng cho Trường Sa: xây dựng hệ thống tạo nước ngọt từ nước biển cho đảo, xây dựng hệ thống phát điện kết hợp năng lượng gió, năng lượng sóng và mặt trời cho đảo, chế tạo thiết bị ngầm khảo sát và nghiên cứu khu vực quanh các đảo của Trường Sa v.v…
Tầm nhìn trên 5 năm: duy trì các hoạt động trong vòng 5 năm và tiếp tục mở rộng phát triển để có thể hỗ trợ những dự án nghiên cứu, giải pháp lớn, tài trợ cho nghiên cứu sinh các nhà nghiên cứu làm đề tài nghiên cứu cho biển Đông Nam Á, Hoàng Sa và Trường Sa.
Kế hoạch chiến lược phát triển trong vòng một, hai năm tới
Trong thời gian một hai năm tới kế hoạch hoạt động của quỹ sẽ tập trung vào một số dự án cụ thể như sau:
1. Dự án 1: Biên tập và xuất bản cuốn Địa lý Biển Đông (đổi lại tên là Địa lý Lịch sử Biển Đông nhằm phân biệt với Địa lý Tự nhiên Biển Đông): theo bác Huy dự kiến in 1000 cuốn hết chừng 800 USD. Dự án này đang bắt đầu. Xem thông tin chi tiết dự án này ở đây
2. Dự án 2: Dịch và tái xuất bản 2 phiên bản cuốn sách Loi V. Luu. The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes. The Gioi Publisher, Ha Noi, Viet Nam, 1996. (nếu chưa có bản tiếng Việt).
3. Dự án 3: Dịch và xuất bản cuốn Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands của Monique Chemillier Gendreau (nếu chưa có bản tiếng Việt).
4. Dự án 4: Dịch và xuất bản cuốn Sharing the Resources of the South China Sea của Valencia về chia Biển Đông Nam Á.
5. Dự án 5: Thiết lập và xây dựng trang web Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: www.seasfoundation.org để duy trì và hoạt động quỹ, thiết lập một trang web để xây dựng cơ sở dữ liệu lưu các tài liệu về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và các vấn đề liên quan và hợp nhất nhiều trang web tự phát khác về Hoàng Sa Trường Sa. Trang này sẽ song song tồn tại với trang web hiện có của chúng tôi www.vinavigation.net (nhóm hội hàng hải VN) và www.vinamaso.net/forum (mạng cộng đồng hàng hải). Trang web này sẽ trở hành Trung tâm dữ liệu Biển Đông Nam Á và từ đó có thể thống nhất các trang web rải rác khác về Biển Đông.
6. Dự án 6: Dịch và xuất bản cuốn Nguyễn Nhã. Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Univerity of HCM City , 2002. bằng tiếng Anh.
Kế hoạch chiến lược trong vòng 3-5 năm tới
1. Tiếp tục các hoạt động ở trên
2. Hợp tác liên kết với các nhóm khác để thành lập một Trung tâm dữ liệu Biển Đông Nam Á.
3. Tiếp tục phát triển và mở rộng quỹ nhằm hỗ trợ các dự án nhỏ và vừa về Biển Đông Nam Á, Hoàng Sa và Trường Sa sử dụng trang web www.seasfund.org.
4. Xây dựng và mở rộng quỹ nhằm hỗ trợ các dự án vừa và nhỏ, đặc biệt các dự án nghiên cứu của sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu về Biển Đông tại các trường đại học ở Việt Nam.
5. Giới thiệu hỗ trợ các học giả, chuyên viên, giáo sư về các vấn đề trên Biển Đông Nam Á, Hoàng Sa và Trường Sa, pháp luật và luật biển quốc tế, lịch sử… thỉnh giảng, nói chuyện cho sinh viên các trường đại học.
6. Tổ chức/tài trợ các hội thảo về Biển Đông Nam Á, Hoàng Sa và Trường Sa (có thể kết hợp với nhóm Viet Studies - Hội Thảo Hè hoặc Câu lạc Bộ Việt Kiều).----------------
Từ blog Minh Biện
http://www.minhbien.org/?p=178#more-178
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét