- Tính hợp hiến, hợp pháp của công hàm này (cho là có thật đi) đối với bản thân hiến, luật pháp của VN lúc đó ra sao?
- Cho rằng công hàm của TT thừa nhận hải đồ kèm theo của Tàu lúc đó thì điều đó đâu có đồng nghĩa với việc ký kết 1 hiệp ước, nghị định?
- Cho dù là hiệp ước hay nghị định thì TT cũng đâu có quyền ký? Chủ tịch nước có ký cũng còn phải mang ra QH phê chuẩn rồi ban hành thông báo. Ban hành thông báo rồi mới có cơ sở thực hiện cơ mà???
------------
Các ghi chú:
1. Năm 1958 thì có thể nói vẫn phải đối chiếu (về nguyên tắc) với Hiến pháp 1946. Những vấn đề cụ thể hơn trong thời gian đó thì tôi chưa có điều kiện tìm hiểu rõ hơn. Nhưng về đại thể TT CP vẫn không có quyền hạn và chức năng làm những việc như ngụ ý trong công hàm?
2. Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp 1946. Ở cái dòng màu đỏ liệu có thể tiếp tục cái logic: cái gì cấp dưới làm sai thì cấp trên bãi bỏ???
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam
Hiến pháp 1946
http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2...
- Điều thứ 52
Quyền hạn của Chính phủ:
- a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.
- b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.
- c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.
- d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.
- đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn.
- e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước.
- g) Lập dự án ngân sách hàng năm.
- Điều thứ 53
Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Điều thứ 54
Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức.
Toàn thể Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.
Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.
Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức.
3. Tham luận về công hàm này trên diễn đàn hoangsa.org:
http://hoangsa.org/diendan/viewtopic.php?f=5&t=8
* Nhưng đấy là nói theo hiến luật. Còn thực tế thì ra sao? Theo tôi có 2 thực tế quan trọng nhất cần lưu tâm:
- Ở VN chúng ta chưa có truyền thống tôn trọng Hiến pháp.
http://www.x-cafevn.org/?q=node/656
- Tranh chấp trên biển Đông là sự tiếp nối kéo dài của các tranh chấp giữa các quốc gia khi khả năng khai thác và tầm nhìn đạt tới mức độ cần thiết. Người ta chẳng ai đi tranh chủ quyền trên sao Hoả vào lúc này nhưng biết đâu 100 năm nữa lại chả đánh nhau vì miếng đất trên mặt trăng? Sự hình thành cương thổ là 1 quá trình có tính tương đối và cũng rất bấp bênh. Dưới góc độ sắc tộc lại còn tương đối nữa. Không thể và không nên tuyệt đối hoá những tranh chấp theo kiểu "tất cả là của tao".
Nhưng quan tâm, suy nghĩ và hành động về sự kiện tranh chấp HS, TS là sự mở đầu rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay cho chúng ta-nhất là thế hệ trẻ ở VN.
- Trong bài viết sau chúng ta có thể ý thức rõ hơn thực tế hiện nay về biên giới của các quốc gia là 1 khái niệm dang dở và chồng chéo các quyền lợi khác nhau như thế nào:
http://hoithao.viet-studies.info/1998_LMNghia.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét