Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

Bâng quơ

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Thoại bất cơ đầu bán cú đa



Một vài bạn mới thân mến, các bạn không public, lại comment bâng quơ bí ẩn hơn cả 1 giấc mơ thì tớ giải mã làm sao bi giờ???

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

BẠCH TUYẾT VÀ 7 CHÚ LÙN

Sưu tầm trên mạng. Vui phết :D
Link: http://www.avsnonline.net/forum/viewtopic.php?t=8219&sid=e854119638f48e21079b995afc5f1947

BẠCH TUYẾT VÀ 7 CHÚ LÙN


Chuyện rằng từ xửa từ xưa
Ở bên cái nước ăn dừa bằng răng
Mùa đông tuyết phủ, núi băng
Có bà hoàng hậu (đồn rằng: Rất gian )
Mài xương lợn làm que đan
Hì hục móc khố … mỏng tang cho chồng
Sơ ý kim chọc vào mông
Máu chảy xối xả thành dòng, rất ghê
Đầy tớ rầm rập đổ về
Bông băng dán kín, thuốc tê tiêm liền
Nhưng tối nó nhức liên miên
Vắt chân lên trán, bà liền ước ao
Lạy trời, lạy đất làm sao
Có cô con gái môi đào như … mông
Tóc đen như thể dòng sông
“Tô lịch - vô địch” ở bên hông nhà
Da trắng như quả trứng gà
Mắt tròn xoe tựa quả cà “ái ê”
****

Nghĩ xong, liền gọi chồng về
(Đoạn này ba chấm ... hề hề, cực hay
Cận thần nó đặt máy quay
Nó post lên mạng, down ngay mà nhòm
Vào trang Kô thắm.com
Đường link giờ chắc chưa ngòm ngay đâu)
Thế rồi, tất yếu có bầu
Hôm ra sản phẩm, mở chầu khao to
Đem ngay năm chục con bò
Hai trăm con lợn ra lò thui luôn
Rượu tây cứ thế mà tuôn
Ăn no rồi cứ thả buồn xuống ao
Nói chung là rất ồn ào
Mấy tay cơ hội lao xao tặng quà
Bế nàng công chúa đem ra
Dân tình hò hét, cờ hoa đón chào
Vua cha sướng, mặt vênh cao
"Đầu lòng con gái, đứa nào bằng ông!"
Tiến lên đứng trước đám đông
Thử Mic mấy tiếng vẫn không thấy gì
(T.sư mấy chú âm ly
Làm ăn mất dạy, ông di chết giờ ...)
"Hêlô! Các mợ, các cô
Cùng các cháu nhỏ ngồi bô, có nhời!
Đây là con gái của tôi
Tên là Bạch Tuyết, ra đời hôm qua"
Dân tình hò hét kêu la:
"Viva Công chúa! Viva đức ngài"
Nhà vua thẹn đỏ cả tai
Chứ không thẹn đỏ chỗ hai ống quần ...
***
Thấy vua có vẻ tần ngần
Một chị hót rác kéo quần đứng lên
(Chị này vốn tính hơi ... điên
Vẫn hay xoen xoét "Tớ hiền như nai"
Mồm thì tựa cái gầu dai
Thân hình núc ních chừng ngoài trăm cân
Trước kia buôn thúng bán phân
Đổi nghề hầu hạ, ở gần nhà vua
Mỗi lần nổi máu ăn thua
Chị lại đem nhốt nhà vua với bò)
Chị ta vỗ ngực đọc to
Bài thơ chị mới ra lò sáng nay
Nhà vua hốt hoảng xua tay
"Thôi thôi! Đừng đọc! Thơ mày toàn phân"
Chị ta hua cẳng múa chân
Quyết tâm đọc hết một lần mới thôi
...
Thế rồi cũng hết cuộc vui
Đám đông lặng lẽ bùi ngùi tản đi.

***

Bỗng đâu tiếng khóc ri ri
Lỗ cống 1 chú đen sì chui ra
Nhìn người lại ngẫm đến ta
Họ sinh con gái, vi va, vi vồ
Con mình… Rô Na Đi Nhô
Răng vàng như bố, tức rồ người lên
Họ cao qúy, chú thấp hèn
Họ ngủ nệm ấm, chú quen gậm giường
Con gái đêm nào cũng tương

Bố con nằm dưới cùng thường … no nê
(Trên đây chi tiết ngoài lề
Về đồng tác giả, đánh đề rất kinh
Thời trẻ tung tẩy linh đình
Lấy vợ, đẻ phát, thình lình: Gái luôn!
Cú lắm, nhưng sợ vợ buồn
Thế nên miệng cứ phải luôn hề hề)
-------

Đông đi, rồi lại xuân về
Bạch Tuyết tuổi đã cập kê lên chuồng
Hoàng hậu đẻ xong thăng luôn
Nhà vua kêu khóc, u buồn: 3 hôm
Bạch Tuyết giờ đã lớn khôn
Lại thêm rất giỏi cái môn: Oánh quyền
Trước đây nàng thích ngồi thiền
Bởi vì dạo ấy nàng nghiền võ lâm
Vua cha sợ con bị hâm
Thế nên giận dữ ầm ầm mắng la
Để cho Bạch tỉnh ngộ ra
Ngài đem giao phó cho bà vợ hai
Bà này gốc ở Hàng Gai
Tuổi trẻ dại dột theo giai Hàng Gà

Rồi nợ nần, bán cả nhà
Thế là cắp túi bỏ ra Hàng Đường
Mở một cửa hiệu bán gương
Phố này vua lại rất thường đi qua
Xuân đi, hè lại, thu qua
Ăn may một phát thành bà hoàng luôn
Dạo này vua có chuyện buồn
Gửi gắm con gái, giao luôn quyền hành
Thói đời, dạ khác lòng tanh
Quả này bà quyết vót cành làm tăm

***

Trong bánh đúc có xương dăm!
Lúc nào ... chuyện ấy ... lại nằm tỉ tê
Rằng:"anh thường vẫn thua đề
Trong khi vẫn tính con về, con không
Chuyện này ắt có lòng vòng
Hình như con Bạch nó không hợp mình
Cha con xung khắc thường tình
Biết đâu chẳng phải Hung tinh chiếu vào"
Mơ màng trong giấc chiêm bao
"Mệt ơi là mệt! Thôi nào! Ngủ đi"
Cao thay mưu kế bà dì
"Hay là mai gửi nó đi ... Mường Tè"
Nhà vua tai điếc, tai nghe
"Tính sao cũng được!" rồi đè lên chăn
(Bởi vì giường ngủ không ngăn
Mùa hạ, chiếu trúc nó lằn lưng tôm ...)

***

Trời vừa mới lúc tinh hôm
Gọi ngay một chú xe ôm dặn dò:
" Mày đưa con Tuyết lên đò
Mang qua biên giới bán cho mẹ mìn
Tiền bán được - nhớ giữ gìn
Xong việc bà thưởng 10 khìn ăn xôi"
Chú xe ôm gật một hồi
Nghe số tiền thưởng thế rồi làm luôn
Tóm Bạch Tuyết, nhét vào khuôn
Bao tải buộc chặt rồi tuồn ra xe
(Thương cho Bạch Tuyết éo le
Mới vừa lên 7 ai dè gió sương! )

******
Hiu hiu ngọn gió vấn vương
Xe băng băng tiến, thẳng đường Sơn La
Bỗng đâu ba chú xông ra
Nhân viên kiểm soát cúm gà Hà Tây
Chú xe ôm, lượn vọt ngay
Ba ông kiểm soát trở tay không ngờ
Một thì nổ máy Minkhờ
Hai thì vội dắt GL đuổi theo
Đuổi qua đuổi lại vòng vèo
Qua khe, qua núi, qua đèo, qua sông
Qua bao nhiêu những cánh đồng
Mùa này lúa mới trổ bông thơm lừng
Đàn chim rộn rã tưng bừng
Quê ta ngày hội phừng phừng sức xuân
Xin chào các bác nông dân
Xin chào các chú gánh phân ra đồng
Xin chào cả bác công nông
Xin chào mấy chị tắm sông, xin chào ...

***

Phóng tới tận biên giới Lào
Chú xe ôm chợt lao vào bụi cây
Tuyết ta sây xẩm mặt mày
Trong lòng lo sợ, quả này ra sao ?
Xe ôm mặt mũi xanh xao
Hoá ra là bị bác Tào hỏi thăm
Xuống xe, Ôm chạy phăm phăm
Tìm nơi kín đáo thả dăm cục buồn
Cơ hội đến, Tuyết trốn luôn
Cứ cắm đầu chạy, ko buồn ngửng lên
Tới khi trời đất nhá nhem
La bàn mới giở ra xem chỗ nào
Bụng lại chợt đói cồn cào
Lại thêm trời đổ mưa rào rất to
Xa xa có ánh lửa lò
Mừng quá Tuyết vội co giò phi ngay
---------

Mặc cho gai dứa gai mây
Nó cào nó xé tung bay áo quần
Từ xa thoắt đã đến gần
Một nhà cấp 4 đổ trần bê tông
Một dòng suối chảy lòng vòng
Một khu vườn nhỏ có trồng nhiều hoa
Hoa mơ, hoa mận, hoa cà
Hoa hồng, hoa cúc, hoa trà, hoa ban
Hoa zơn, hoa huệ, hoa lan
Lại còn dâm bụt mọc tràn cung mây
Hoa củ cải, hoa khoai tây
Hoa cành, hoa khóm, hoa dây, hoa chùm
Và cây cũng mọc um tùm
Bưởi, cam, xoài, mít, chôm chôm, mãng cầu
Cao su, keo tượng, thầu dầu
Cafe, chuối hột, củ nâu, củ mài
Hàng trăm, hàng chục giống khoai
Mọc kề chuồng lợn sát ngoài rào găng
Lợn lai, lợi ỉ tranh ăn
Lợn sề, lợn nái tung tăng xó chuồng
Lợn Kinh, lợn Mán, lợn Mường
Lợn khoang Ấn độ húc tường đòi ra
Sát bên có một chuồng gà ...

***

Hoa mơ, gà ác, gà ta, gà rù
Ở đống phân cạnh chuồng cu
Có 1 con cú lông xù, mào thâm
Đã thế lại còn bị hâm
Nên đã bị thiến, âm thầm … chiều qua
Tóm lại hoa quả la đà
Cú mèo, lợn, chó đầy nhà kêu la
Bạch ngồi xuống ghế sô pha
Ngó quanh ngó quất cũng đà 5s
“Nhà này là của ai đây ?
Ghế con 7 chiếc bày ngay giữa nhà
Trên mâm có 7 quả cà
Bát, đũa, thìa, cốc cũng là 7 luôn
Tít xa ở tận góc vườn
7 cái toa lét, rất vuông, tường hồng
Góc kia, sát cạnh bờ sông
7 chiếc khố mới, phập phồng tung bay”
Bạch ta cau mặt nhăn mày
Nhưng mệt nên ngủ lăn quay ra giường
Bên ngoài ngôi nhà dễ thương
Công nông, 7 chiếc, trên đường, đang phi

7 chàng thấp tịt, béo phì
Hình như tổ chức cuộc thi "bốc đầu"
Đua tài chắc cũng đã lâu
Số 1 bỗng hỏi:"Rượu đâu chúng mày?"
Số 2 vênh mặt, phảy tay
"Chú nào say khướt cả ngày hôm qua?"
Văng câu nói đệm, số 3
"Chúng mày lộn xộn, về nhà uống thôi
Thằng 4 nhiệm vụ kiếm mồi
Thằng 5 lo việc rửa nồi cho tao
Thằng 6, thằng 7 ra ao
Chọn dăm con cá, con nào thật to ..."
Cả hội vừa hát vừa hò
Theo nhau về chỗ chuồng bò, cất xe
Đi ngang qua chỗ đầu hè
Xếp hàng lần lượt cùng tè, rất nhanh
Số 1 ra dáng đàn anh
"Chúng mày còn trẻ nên phanh từ từ
Nếu không hỏa bốc khí hư
Sau này lấy vợ rồi thừ người ra"

Tè xong 7 chú vào nhà
Tay chưa sạch sẽ đã sà vào ăn
Tự nhiên chú Tứ băn khoăn
Bỏ mẹ có đứa nó ăn trước rồi
Chú Lục được thể chửi hôi
Tổ sư có đứa nó ngồi ghế em
Ko tin cứ lại mà xem
Đít nó toàn đất lấm lem đây này
Anh Nhị nóng mặt đỏ mày
Cái ngày khốn nạn bố mày phát điên
Chú Tam nhìn mặt rất hèn
Em tóm đc nó em lèn chết tươi
7 chú nhốn nháo ko nguôi
Chợt nghe tiếng ngáy như mười con ngan
Cả 7 giật thót ngỡ ngàng
Đứa nào giỏi thật!Ngang tàng ghớm chưa
Chú Cả cầm quả gáo dừa
Nhằm ngay cái mẹt đập bừa mấy chiêu
Bạch ta đang lúc rõ phiêu
Bỗng đâu bị oánh thì liều đứng lên
Tiên sư cái lũ thanh niên
Chị đang nằm ngủ dám phiền chị đây
Chị mày mà xắn ống tay
Chúng mày chạy được,chị may luôn mồm
Bạch ta cứ thế chồm chồm
7 thằng sợ quá ngã chồm lên nhau
Nhằm hướng đường cái chạy mau
Bắt xe Nam Bắc qua Tàu yên thân
Bạch ta giờ đã định thần
Nhìn 7 thằng béo muôn phần đáng yêu
Đổi dọng ,tiến lại yêu kiều
Xin lỗi các bác em liều quá đi
Các bác tên họ là chi
Em Bạch Thị Tuyết xin phi thân chào
Trước kia em vốn ngôi sao
Bị đứa ghen ghét hãm vào nơi đây
Thân mưa móc gặp nơi này
Vì quá mệt mỏi ăn ngay khúc dồi
Chỉ vì buồn ngủ quá thôi
Mà ko gặp đc đưa lời hỏi xin

7 chú mắt mũi lim dim
Nghe lời nói ngọt tìn tìn về luôn
Bạch ta kể hết chuyện buồn
Nước mắt nước mũi cứ tuôn ào ào
Người nghe lòng dạ nao nao
Người kể ấm ức lại gào rống lên
Thỉnh thoảng có mấy chỗ quên
Nhớ ra, kể lại, thế nên hơi dài
( Vẳng xa vọng lại tiếng đài
Báo giờ thể dục, một bài disco
Các cụ già, các em thơ
Rầm rập tập chạy trên bờ con đê )
Thương phận Bạch quá não nề
7 chú mời Bạch về làm Osin
“Tụi này chuyên phá bom mìn
Đem bán sắt vụn lấy tiền để tiêu
Công việc cũng chẳng có nhiều
Ở nhà giặt giũ, nồi niêu, lợn gà
Tưới nước cho mấy mẫu cà
Cuốc đất, thả cá, tăng gia trâu bò
Mùa đông thì đốt bếp lò
Mùa hạ đào hố để cho nước vào
Làng này đời sống rất cao
Thế nên trộm cắp nó vào thường xuyên
Hết việc ra ngồi trước hiên
Thấy có người lạ, cười hiền: Gâu gâu
Nước ít, hạn chế gội đầu
Bảo hiểm xã hội đóng sau 5 tuần”
Từ đấy công việc được phân
Bạch ta cặm cụi đã gần 1 năm
Một hôm Bạch trốn việc nằm
Bỗng có bà lão hỏi thăm ít nhiều
Bạch nhìn bà, thấy điêu điêu
Nên ko mở cổng mà điều chó ra

***
Thương thay bà cụ tuổi già
Tay run lập cập, chân va vòng kiềng
Thò tay định rút củ giềng
"Biết đâu nó lại chẳng kiềng mình ra!"
Nào ngờ chẳng phải chó ta
Nó đớp một cái rách ba cái quần
Nó nhè cổ, nó nhắm chân
Bà cụ sợ quá vãi ... (mồ hôi) dầm dề
Bạch Tuyết sung sướng, hả hê:
"Chó chó chó chó! Quay về mau lên!"
Bà cụ khốn khổ nằm rên
(Trong bụng thầm nghĩ: "Số đen như cầy
Đàn bà dễ có mấy tay
Lát sau mắc bẫy thì mày với ông"
Hôm qua ưỡn bụng cong mông
Hồi lâu điểm lục trang hồng trước gương:
" Ê ku! Ngự ở trên tường
Thế gian ai đẹp được dường như ta"
Gương thần thè vội lưỡi ra
"Ngày xưa chỉ có nhất bà mà thôi
Bây giờ thì đã khác rồi
Có nàng Bạch Tuyết mồ côi béo tròn
Nàng ta ở khuất núi non
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa"
Thế là kế hoạch bày ra
Đến đây gặp chó, chẳng qua …chuyện còi)
Bạch Tuyết mở cửa ra ngoài
Nâng bà cụ dậy, cất lời dễ thương
"Bà ơi! thời buổi nhiễu nhương
Chiều chiều các chú ở phường vẫn qua
Nhắc đi dặn lại các nhà
Bây giờ sắp Tết rất là lung tung
Trông bà bị gậy lùng thùng
Nên mới suỵt chó, bà đừng giận con"
Bà cụ lên giọng nỉ non
"Thôi thì ai chấp trẻ con làm gì
Thân già này cũng sắp "đi"
Bán buôn kiếm chút tí ti nuôi chồng
Có mấy cái áo lót trong
Nếu thương thì lấy cho xong, giúp già!"
Dứt lời xổ bọc tung ta
Đỏ, xanh, vàng, tím, hoa cà, ô rôn ...)
(Đoạn này chẳng có chuyên môn
Thế nên miêu tả sồn sồn thế thôi)
Bạch Tuyết mân mó một hồi
Xoạch xoạch xoạch xoạch, mặc rồi lại thay
Bà cụ trợn mắt, thò tay
Thít luôn một cái, lăn quay cô nàng
Thế rồi trút bỏ hóa trang
Già nua thoắt biến bà hoàng rất tây
"Ta đây, mẹ kế của mày
Mưu hèn đợi cái ngày này đã lâu"
Thế rồi mắt trước mắt sau
Ra ga mua cái vé tàu, về luôn
...
Đến khi nhập nhoạng hoàng hôn
Công nông bảy chiếc về thôn ầm ầm
Đến sân, phanh gấp cái rầm
Nhìn thấy Bạch Tuyết, cùng gầm lên ngay
"Giời ơi! Sao lại thế này"
Thế rồi cả lũ vác ngay vào nhà
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Bạch Tuyết thiêm thiếp nằm yên
Bây giờ mà tháo cái viền, tỉnh ngay
Một chú hấp tấp thò tay
Chú khác giật lại: "Vụ này để tao"
Thế là cả hội lao nhao
...

Cuối cùng quyết định ra ao nhảy dù
Quẳng ngay xuống 1 đồng xu
Xong rồi thi thố “mèo mù tìm châu”
Lặn ngụp mất một hồi lâu
Chú Tứ giật giải, dẫn đầu tiến lên
Vừa cởi cái dây đăng ten
Bạch liền tỉnh lại, thân quen nhường nào
Kể lại sự tình ra sao
7 chú bực quá ào ào đấm luôn

1 tháng, sau câu chuyện buồn
Trước cửa xuất hiện bà buôn lược ngà
Bạch lại tí tởn chạy ra
Xơi ngay 1 nhát tróc da, thủng đầu
Vào nhà ngất lịm hồi lâu
7 chú phải cạo trọc đầu mới xong
Cái đận đầu mới trổ lông
Có bà bán táo tồng ngồng đi qua
Xoen xoét rằng: “ táo vườn nhà
Chỉ bón nước với phân gà mà thôi
Quả tươi mà ngọt thôi rồi”
Bạch nghe đến đấy miệng môi ướt mèm
Thói đời mưu bẩn kế hèn
Thế nên cảnh giác 1 phen chẳng thừa
Bà già chẳng phải tay vừa
Cắn ngay 1 miếng rồi đưa Bạch nhìn
Mồm miệng rau ráu tìn tìn
Như thể con khỉ tỉn tin trái đào
Bạch nuốt nước bọt thở phào
Giờ thì yên chí, số cao mệnh dày
Quả táo ngon ngọt dường này
Lại còn khuyến mãi lấy ngay tông lào
Chưa hết, còn 1 thẻ cào
Một sim điện thoại thuê bao trả dần
Ai ngờ quả táo tẩm phân
Urê mới nị 1 cân mã tiền
Lá ngón, thạch tín đem nghiền
Ủ thêm mới nị chục viên … lẩu Tàu
Bạch xơi xong, chẳng bao lâu
Lăn quay trước ngõ mắt nâu môi trầm
Lần này trúng độc rất thâm
Thế nên 7 chú âm thầm ma chay

Đặt thuê thợ xịn đóng ngay
Quan tài một cỗ kính xoay Đáp Cầu
Đám ma ăn nhậu một chầu
Núi cao dựng một cái lầu khiêng lên
Tờ rơi quảng cáo triền miên
"Trưng bày hiện vật"! Thu tiền ít thôi!

Thế là thôi thế cũng rồi
Thế là thôi thế thì thôi cũng là
Tin đồn dậy tiếng bay xa
Có chàng hoàng tử đi qua chốn này
Tương phùng rồng lại gặp mây
Lợn sề thích cám, người may gặp người
Phong tư tài mạo tót vời
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Tay phải thì xách siêu đao
Tay trái một nắm xu hào, xúp lơ
Đầu thì tóc mọc lơ thơ
Vai đeo một khẩu A Rờ mười lăm (AR-15)
Mạng sườn đeo cái dao găm
Bi đông, lựu đạn cùng nằm một dây
Chân trái xỏ chiếc dép đay
Chân phải đóng một chiếc giày ba-ta
Tự hào ngực áo phanh ra
Hình xăm vẽ một con gà khỏa thân ...

***

Cái chỗ nằm giữa… 2 chân
Xăm 1 con cú ngố đần, trụi lông
Hoàng tử trèo núi, băng đồng
Đến nơi ngã giá kẻo không kịp về
Mua xác rồi bán quách đê
Cho bọn TQ chúng về nấu cao
Giữa đường chả biết làm sao
Tuột tay cái xác rơi ào xuống mương
Hoàng tử bám cột mốc đường
Thò chân mò khoắng dưới mương, tìm hàng
Vớt lên vác chạy về làng
Nào ngờ vấp ngã, bàng hoàng, gốc cây
Số sao đen đến dường này
Điên tiết chàng đá trúng ngay yết hầu
Mặt Bạch dần dần đổi mầu
Thế rồi ngồi dậy, rất ngầu: “U - pa !”
Hoàng tử cười toét ha ha
“Xin tự giới thiệu: Anh là Xê Kô
Hoàng tử của nước Công Gô
Tài sản có chiếc xích lô mui trần!”
Hoàng tử sau phút định thần
Nhận ra Bạch Tuyết muôn phần đẹp xinh
Thế là sét đánh đổ uỳnh
Chàng chàng - thiếp thiếp chúng mình với nhau
Và rồi chẳng bao lâu sau
Tổ chức đám cưới, tiệc rau tưng bừng
Rất đông khách đến chúc mừng
( Nghe đâu cũng lãi được chừng… triệu đô )
Dì ghẻ phóng chiếc xe thồ
Trên đầu đội một cái bô rộng vành
Tiến vào phòng tiệc thật nhanh
Nhìn thấy Bạch Tuyết rành rành đằng xa
Ngước nhìn trời, miệng kêu la
“Cớ sao lại thế ... trời già … hỡi anh ?
Ở Mỹ, một Anhxtanh
Vũ Đại cũng chỉ 1 anh Hạc già
Đã sinh Chu Thị Du ta
Còn sinh Gia Cát Bạch ra chắn đường !!! ”
Nói xong ôm lấy chiếc gương
Phi qua cửa sổ tìm đường bỏ đi
Đúng là giận, chẳng nhớ gì
Đám cưới làm ở Ba Vì – Hà Tây
Trên nóc khách sạn mới xây
Cao 500m, gió mây nô vờn
Giật mình thấy cỏ xanh rờn
Biết rằng đã gặp phải cơn sóng cồn !!!


Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Có lý có tình











Ảnh của bác Nason: http://blog.360.yahoo.com/blog-rh8hN3ohcrb2GxEccq7qAfI6?p=5590


1- Cả my friends and favorites của tớ có 105 người. Về việc add friends thì tớ nghĩ thế này: chỉ invite người nào mà mình hy vọng và tin là họ có chút gì đồng cảm với mình, tìm thấy điều đó khi đọc blog của mình. Có rất nhiều bloger thú vị và thông minh nhưng nếu cảm thấy mình chỉ có thể đọc họ mà họ chả cần đọc mình thì tớ để favorite. Nếu mình ngầm biết cả 2 đều đang để fav nhau thì cũng chả cần invite nữa trừ khi mình bị xúc động đột ngột :P

Ngược lại nếu bất cứ ai invite mình thì tớ rất sẵn lòng add thêm vì như vậy mới hợp với lẽ ngẫu nhiên tình cờ của cuộc sống. Và tớ thường cố gắng đọc nhiều bài viết của họ để tìm kiếm 1 khái niệm về friend mới. Mình không hấp dẫn lắm, lại càng không phải ngôi sao blog :D nên không lo hết quota 300 friends. Nhiều người cứ phê thằng Yahoo vụ này chứ mình thấy nó rất hay: vừa làm cho người ta cân nhắc khi accept vừa đủ hợp lý hợp tình với khả năng giữ liên lạc với mọi người. Thật vô lí khi add friend chỉ để có tên trong list như vậy. Còn chuyện người ta không comment mình thì tớ lại nghĩ không sao vì mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Im lặng nhiều khi có ý nghĩa lớn hơn sự bộp chộp :P (Nói vậy nhưng các bạn comment nhiều và invite nhiều tớ vẫn thích lắm :)

Còn giả sử mình bị remove thì sẽ hơi buồn buồn 1 tẹo. Chính cái cách im ỉm không báo cáo của Yahoo này lại hay. Nó làm người ta đỡ shock. Rất nhân văn. Nhưng không phải lúc nào nhược điểm của Y360 cũng lại tán thành nhân văn được. Sự trục trặc vô trách nhiệm và ngẫn ngờ của nó làm tớ đâm ra nghi ngờ rằng chính nó chứ không ai khác gây ra những vụ biến mất âm thầm như vậy. Thế là chả nhẽ lại đi hỏi thăm. Vô duyên cực. Tớ thì không bao giờ remove friend (fav thì thi thoảng) đâu nên nếu bạn nào tự nhiên thấy bị gián đoạn thì làm ơn thông báo nhé-khỏi oan uổng âm thầm tình tự nhé



2- Có bài viết này xác đáng coppy lên đây cho blog có nội dung.

Mũ bảo hiểm thì mình ủng hộ cho dù còn nhiều điều phải xem lại. Nhưng vụ cấm xe tự chế và hàng rong 1 cách vội vã thô thiển thì mình thấy...không được. Ngu dốt nên trông giống như thất đức. Rất tệ.


Quy định: Đừng nên vội vã và… tùy hứng!


Tại sao quyết định bắt buộc đội mũ bảo hiểm liên quan đến 22 triệu người lại được thi hành xuất sắc trong khi dự định cấm hàng rong lại bị phản ứng quyết liệt?



Thứ Hai, 21 tháng 1, 2008

Entry for January 22, 2008

Đọc bài này cứ thấy sao sao...Người ta cứ sống với 1 khoảng dự định phía trước. Không sao đối diện với hiện tiền nguyên vẹn được.

Ừa hén, ngày mai tôi sẽ tiếp tục việc này việc kia. Nhưng ngày hôm nay chúng tôi thấy những ngày đang qua nó cứ "ngoằn nghoèo" (*) sao sao í...

(*) @ bạn May

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=239241&ChannelID=10


Entry for January 21, 2008

1-Quên blog bạn hieutn1979 không public, thôi để khi khác tớ cóp 1 ít về nha :D

2-Oái, chúc mừng sinh nhật bạn Beo, bạn Le

3-Có cái này hay hay mà không đưa trực tiếp lên đây được. Bạn nào thích thì đọc chơi. Khỏi phí công ngày xưa tớ thuê đánh máy :) (link trực tiếp bị lỗi nhiều ký tự lắm :)

dowload:
Logic học và toán học


Logic học và toán học

của

STEPHEN G.SIMPSON






Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2008

Entry for January 20, 2008

1. Giới thiệu với các bạn blog của bạn Hải Ngọc (Trần Ngọc Hiếu), về văn học, rất đáng đọc:

http://blog.360.yahoo.com/blog-9kmnvVE5cqPdahlu8rRP4RMM

2. Ngày trước mình rất thích những bài thơ như thế này :)

Hết bướm vàng



Anh trồng cả thảy hai vườn cải
Tháng chạp, hoa non nở cánh vàng.
Lũ bướm láng giềng đang khát nhụy
Mách cùng gió sớm, rủ rê sang.

Qua đậu tầm xuân, thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu,
Em sang bắt bướm vườn anh mãi
Quên cả làng Ngang động trống chèo.

Cách có một hôm em chẳng sang
Hôm nay rã đám ở làng Ngang
Hôm nay vườn cải, hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!

Năm sau vườn cải nở hoa vàng
Bướm lại sang mà em chẳng sang
Thui thủi một mình anh bắt bướm
Trống chèo thưa thớt đám làng Ngang.

Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi ?
Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép cánh tình chung ở giữa trời.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

Chuyện langven




Cái này coppy từ trên langven forum. Ngày xưa tình cờ đọc thấy thích mà tham gia rồi đâm ra nghiện ngập nét niếc :D

Đoạn sau có mấy ý của bác Phó Thường Nhân về văn chương cũng hay. Chuyện này cũng là của bác Phó. Hôm nay buồn tình pót chơi cho các bạn chưa biết đọc. Link ở đây:

http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=1852&view=findpost&p=32000

Link về văn chương:

http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=1852&view=findpost&p=32044

................

Tổng Vân Phong, huyện Thạch Thất, Bắc Thái có chùa Thất Lục nổi tiếng. Sư cụ chùa này, nổi tiếng gần xa. Truyền rằng, đêm trăng thanh vắng, cụ đang ngồi đọc kinh trong vường chùa thì được Trời sai Đế Thích xuống rạch bụng rửa ruột, lại nhét hạt trân châu vào nên mới sáng dạ thế. Từ đấy đọc đâu nhớ đấy, bói toán như thần. Mọi người đều trọng.

I
Cụ vốn là người làng, tên tục là Chít. Thủa xưa, lúc còn nhỏ hay đầu têu đám trẻ nhỏ đánh khăng đánh đáo đầu làng. Một hôm có sư, tự là Nhất Hạnh vân du qua. Nhất Hạnh vốn tu từ lâu, nhưng càng tu càng mù mịt, không ngộ được đạo nên phẫn chí, bỏ chùa đi vân du thế gian. Tình cờ mà qua làng. Đang lúc mệt mỏi, Sư nhìn thấy có một đám trẻ con đang xúm xít, nên cũng tò mò nghé mắt vào xem. Lại gần thì hóa ra có quả bóng rơi xuống cái hố. Hố sâu, không với tay được. Lũ trẻ xôn xao, nhưng đều thuộc loại nói nhiều làm ít. Chỉ thấy có một thằng bé, người nhỏ quắt, tóc cháy nắng hì hụi lấy lá chuối quấn lại làm túi rồi hì hui đi đổ nước vào hố. Bóng nổi lên, lấy ra được. Sư bất giác than "Cuộc đời trôi nổi, đạo như nước, đời như bóng. Đạo đời đun đẩy nhau, chẳng cái nào thiếu được cái nào". Nói thế rồi ngộ. Mừng lắm. Lạy nghĩ trời cho duyên mình gặp thằng bé. Nên có ý độ nó làm sư. Liền lân la làm quen rồi theo nó về nhà. Sư chẳng phải nói nhiều. Nhà đứa bé có tới 10 miệng ăn, nheo nhóc. Khi sư nói ý định của mình cho bố mẹ nó, cả hai đều mừng, vì thoát được một miệng ăn. Thế là Chít khăn gói quả mướp theo Thầy Nhất Hạnh về Hà nội, tu ở chùa Quan Âm.

II
Thấm thuắt đã hơn cả chục năm. Tiểu Chít lúc này thông thạo cách cúng bái lắm, chỉ phải tội đọc đâu quên đấy, không nhớ được một dòng kinh nào, làm cho Thầy Nhất Hạnh rất buồn. Ngược lại việc đời, tiểu Chít lại rất nhanh nhẹn. Thấy vậy, Nhất Hạnh mới nghĩ rằng "Có lẽ Thầy nào trò ấy, phải đi vào đời mới tìm được đạo". Nghĩ rồi liên khuyến khích tiểu Chít làm kế khất thực, ngày ngày lang thang xin ăn ở trong 36 phố phường. Chít vốn khéo nói, nên của cúng mang về chùa ăn không hết. Nhưng ngộ đạo thì vẫn tịnh không.

III
Một hôm lúc lang thang vào Văn miếu, thấy trước Khuê văn Các có một đám du lịch Ba lô đang xúm xít xem cái gì đó. Tây trắng, mắt xanh tóc vàng. Trời nóng, cô nào cô ấy đều mặc mini quần sóc, để hở những cặp đùi trắng nõn, mũm mĩm như ngà voi. Nhìn thích mắt. Chít cũng lân la lại gần. Thấy giữa đám đông là một họa sĩ, tay vẽ mồm thao thao giảng bằng tiếng phú lang xa (tiếng Pháp). Trên thấy đề biển "Đệ Nhất thủ khoa đại học mỹ thuật Đông dương. Danh Họa Ưu Ưu". Tò mò, Chít cũng đứng lại xem. Thấy Ưu Ưu, lấy ra một tờ giấy trắng, khổ to đến thước rưỡi, cỡ bằng nửa cái chiếu hoa. Rồi hết sức sơn phết lên trên. Xanh xanh, đỏ đỏ. Trông xa thì giống như một gói mì Vi phong. Rối tung rối mù. Lại thấy Ưu Ưu đề tựa ở dưới "Khuê văn Các", rồi quay ra nói gì đó với thằng Tây đứng xem bên cạnh. Vẫn bằng tiếng Pháp. Thằng đó gật gù trả lời "Phai, Ve ri phai" (fine, very fine), rồi móc túi rút ra 2000$ đưa cho Ưu Ưu để lấy tấm tranh, nét mặt lạnh như tiền. Chít đợi lúc vãn người, mới rụt rè hỏi Ưu Ưu "Chẳng hay cái tranh lúc nẫy là bác vẽ Khuê Văn Các". Trả lời "Đúng vậy". Chít băn khuăn "Nhưng thấy không giống". Ưu Ưu cười phá lên "Đạo khả đạo phi thương đạo. Người vẽ phải thể hiện được cái thần, thể hiện được cái không hình không dáng thì mới là họa sĩ chứ. Bây giờ mà còn vẽ minh họa thì vứt" Lại thấy Ưu Ưu rút ra 5 mảnh giấy khổ vừa. Mỗi mảnh tô một mầu. Cái mầu đen, cái mầu đỏ, mầu vàng. Rồi đề ở dưới "Ngũ Hành". Nét mực chưa ráo, đã thấy một cô Tây, ngón tay mũm mĩm như búp sen, rút ngay ra 5000$ trả để lấy. Không những thế, lại còn thơm vào má Ưu Ưu mỗi bên hai cái, rồi nói "Sa luy" (salut) rồi bỏ đi. Chít bị choáng thực sự. Thầm nghĩ "Cái gì nói được tả được thì không phải là đạo nữa, sao ta lại phải chìm đắm trong kinh Phật như vậy. Đúng là ta có mắt như mù". Nghĩ rồi rảo bước về chùa.

IV
Tối hôm đó, tiểu Chít lên giường đắp chăn từ sớm. Bỏ không theo thời khóa, không tụng kinh gõ mõ. Sư Nhất Hạnh rất lo lắng. Nghĩ thầm "Thằng này lớn, hay dục tình phát, hôm nay đi vào phố lại gặp một con cáp ve nào nó chài rồi. Nếu thật là vậy thì đúng là ta không có đức". Nghĩ vậy rồi lựa lời do xét. Tiểu Chít cứ sự thật mà kể. Nghe xong Nhất Hạnh trầm ngâm nói "Con ơi, Họa là một nghề, không phải là đạo. Là Nghề thì người có người không. Còn Đạo thì ở đâu cũng có, ai cũng có. Làm sao mà lừa được người ta". Lại nghĩ. Hà nội là xứ phồn hoa, tinh tế. Dân gian tinh quái, đời nhiều cạm bẫy. Người Hà nội lại là kẻ lắm chữ, thích lý sự, khó bắt bẻ được. Liền hối giục Chít vân du vào Nam. Trong đó, Phật giáo phát triển. Con người tính tình thực tế, đấy mới thực là đất Phật. Khí hậu lại nóng, có thể ngồi thiền quanh năm ngoài trời đều được. Tiện lợi nhiều bề. Nói rồi liền giục Chít đi ngay. Thầy trò chia tay nhau, rơm rớm nước mắt.

V
Chít vào đến Sài gòn, nhân lúc lang thang qua quán bia đầu đường xin cốc nước lã thấy một người khôi ngô phong nhã đang ngồi uống pép xi. Người đó mặc áo trắng cộc tay, là phẳng phiu. Tóc cắt ngắn. Xung quanh đó, cả một đám phu xe xích lô chờ khách, đang "dzô 100%". Tay ai cũng 2 cốc bia, cầm lăm lăm như Chu Nhuận Phát đấu súng. Mặt ai đấy cũng đỏ gay gắt, mắt lờ đờ hơi men. Thật là đối nghich với vẻ ung dung của người nọ, liền lân la làm quen. Biết người đó tên là Root. Root hỏi "Bác vào đây làm gì ?". Trả lời " Tôi thấy Sài gòn là đất đạo nên vào học hỏi". Root cười lớn "Nhà tôi ở cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, ngày mồng một ta rồi ngày rầm đến khổ với nó. Người ta cứ bắc loa phóng thanh đọc kinh oang oang ngoài đường không ngủ được. Tôi chẳng biết đạo là gì, chỉ biết có compaq và babyqueen". Lại hỏi "Compaq là gì ?" Trả lời "Đấy là mác máy tính Mỹ. Trong này người ta chỉ chuộng đồ Mỹ chứ không chuộng đồ Tầu". Lại hỏi "thế còn BabyQueen". Trả lời "Đất Sài gòn theo Âu Mỹ, cấm ngặt hỏi chuyện đời tư". Root nói với Sư "Hay Bác bỏ nghề tu theo nghề buôn đồ điện tử với tôi. Bác vốn quen biết trong giới thiền môn, đây là thị trường vẫn còn để ngỏ. Có thể làm giầu được đấy. Tôi sẽ làm đại lý bán Compaq cho bác". Chít hỏi "Dùng Compaq dễ không ?" Root trả lời "Không dễ lắm, vì nó hay dễ tự ái, tính tình bất thường, nhiều khi chết đứng. Bác tu không biết, chứ nhiều khi máycũng như người". Lại hỏi "Thế thì phải chữa như thế nào". Trả lời "Máy có 3 cái huyệt, hai cái ở trên, một cái ở dưới. Tiếng Mỹ họ gọi là Alt, Ctrl rồi Supp. Cứ vừa bấm vừa day cùng một lúc thì tự khắc nó sẽ khỏi". Chít nghĩ thầm "Ta vốn dốc lòng theo đạo. Không tìm được đạo không về. Nếu máy cũng đỏng đảnh như người, thì chi bằng tìm người ân ái cho xong, cần gì đến máy. Dù có là compaq, hay đồ Mỹ đi nữa". Nghĩ rồi liền từ chối. Root cũng không nài ép, chỉ khuyên là nên xuống Cần Thơ. Ở đó có cả người Việt lẫn người Khơ Me. Mà người Khơ Me sùng đạo lắm, có thể giúp đỡ được.

VI
Chít xuống tới Cần Thơ thì trời đã tối. Liền vào quán trọ đầu bến sông ngủ. Đêm tối, sóng vỗ ỳ ọap, ếch nhái kêu ong ong cả đêm khiến Chít không ngủ được. Đến gần sáng mới chợp mắt được một tí. Trong cơn mơ tư nhiên thấy một chân nhân, đầu quấn khăn nhiễu đỏ. Quần trắng, thắt lưng mầu lục, mắt trợn ngược, ngồi trong đám mây ngũ sắc vù vù bay tới. Người đó nói " Ta là Quý Zen, thông điệp viên của Đế Thích cảm người dốc lòng tìm đạo nên tới giúp đỡ đây. Hãy nói ngay Phật là gì ? Pháp là gì ? rồi ta gỡ rối cho" Chít bối rối "Bạch thầy .." Chưa kịp nói dứt lời lại bị hỏi dồn "Thế ngươi hiểu Bạch thầy là gì". Chít toát mồ hôi hột, nói không ra lời, ú ớ. Quý Zen cười thông cảm " Đế Thích cho ta xuống nói với ngươi là nguyện vọng của ngươi sẽ được toại nguyện. Người sẽ được ngộ. Chỉ nên nhớ, không được vỗ tay bằng một bàn tay thôi". Nói rồi biến mất. Chít giật mình tỉnh dậy, thấy trời đã gần sáng. Trong bụng hồ nghi không biết nên hiểu thế nào.


VII
Trong lúc ngồi ăn hột vịt luộc điểm tâm. Chợt thấy một cô gái, vóc người mảnh mai, nhưng cân đối. Người đẹp như người mẫu, tóc đen nháy. Nhưng nét mặt buồn rười rượi. Người đẹp ngồi xuống đối diện với Chít, thờ ơ goi bát bún ốc. Chít thấy trong lòng rạo rực. Không thể không bắt chuyện. Cô gái tên là iltdna, đang tương tư. Kể rằng "lạ quá, đời Em đã yêu không biết bao nhiêu Anh, được tình, thất tình không biết bao nhiêu lần mà sao lần này lạ qúa. Ăn không ngon, ngủ không yên. Thầy có cách gì giúp E khỏi cảnh khổ được không ?". Chít giơ tay lên định đưa vào dưới lưng cô gái, nhưng chợt nhớ tới lời chân nhân nên dừng lại buồn bã nói " Thế cái tương tư ở đâu mang ra đây cho ta coi". Cô gái giật mình "Bạch thầy, con hiểu rồi. Vậy là tự con làm khổ con. Chẳng ai biết cho cả. Tương tư là khổ, khổ là không. Đa tạ thày". Nói rồi đứng lên tươi tỉnh ra đi. Chít tiếc rẻ, nhìn quanh thấy hòn sỏi, không cầm được bực tức ném vèo nó ra sông. Thốt nhiên nghe thấy "cạch" một cái ở dưới chân. Nhìn xuống thì lạ quá, hòn sỏi được ném đi đã quay trở lại, như cái bum mê răng của thổ dân châu Úc. Chít chợt giật mình "Ta thế mà không bình tâm được như hòn sỏi này". Nói thế rồi ngộ.

VIII
Từ đó Chít tấn tới, học đâu nhớ đấy. Bất cứ việc gì dù bói toán, đoán mộng, tử vi đều tinh thông cả. Tiếng tăm nổi như cồn khắp vùng lục tỉnh. Tiền cúng lễ của đệ tử mỗi ngày cả ngàn đô la. Đệ tử có hàng vạn.

Đi đâu cũng dùng xe Mẹc xê đét. Rồi một hôm, tự nhiên nhớ nhà, nhớ thầy Nhất Hạnh, liền rảo bước về quê. Thầy Nhất Hạnh đã mất. Chít mang tiền cúng dường về xây chùa Thất lục ở làng, và không đi đâu nữa. Dân làng thường kể, trong Am của Chít bao giờ cũng có một đống sỏi. Tối nào thầy cũng ra ném sỏi ở sau vườn nhà . Nhưng ném mãi không bao giờ hết. Hòn sỏi bao giờ cũng quay trở lại...

HẾT.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2008

Comment muộn




Gửi bạn. Mọi chuyện thường rất khác nhau trước, trong và sau khi đã xảy ra sự việc. Hy vọng hôm nay chúng ta cùng cười vui với những dòng như thế này nhỉ :-)
..........





Suy nghĩ lúc ốm. Bạn gửi tin cho tôi nói về nỗi buồn vấp váp ở đời. Việc này làm tôi xúc động và lo lắng. Xúc động vì trong cõi ảo hoá này giữa chúng ta có sự tín nhiệm nhau. Lo lắng vì việc này thật khó để trả lời, cho dù ngay cả là sự im lặng. Bạn sa lầy trong sự nhùng nhằng oái oăm của ngôn từ và những tình bạn "cùng nhau trông thế nhân cười". Những người bạn rất tốt, rất hiếm hoi trong cuộc sống này. Nhưng chúng ta thường phản ứng dễ dãi quá, và tình bạn thực chất là một liên minh thoả hiệp. Chính sự dễ dãi từ đầu này sẽ làm cho bạn trở lên xói mòn theo thời gian. Khi 1 nhóm cùng sử dụng chung 1 thứ ngôn ngữ thì ngôn từ sẽ trở thành ước lệ. Sự bất an khi gặp phải tính ước lệ sẽ thành 1 hố cát tham lam và tàn nhẫn.


Lo lắng còn là vì mình sẽ càng ngày phải trở lên tín nhiệm với lời nói của mình hơn. Nếu con người bắt đầu không còn trung thực với chính mình thì cuộc sống sẽ trở lên buồn thảm, trơ tráo.


Tôi đã có thể nói gì? Rằng hoặc là "Khi không thể yêu thương được nữa thì hãy tha thứ, im lặng và bước qua-(F.Nietzche)"; hoặc là "người ta vấp ngã nơi mặt đất thì cũng y nơi mặt đất mà đứng dậy-(Kinh Thánh)"; hoặc là "người ta vấp phải hòn đá thì người ta không cáu giận vì họ biết hòn đá vô tri. Nhưng người ta dễ dàng oán giận kẻ khác dẫu vẫn biết rằng họ lầm lỡ vì họ vô tri-(Osho)". Hoặc giả bạn hãy dễ dàng và tự nhiên ngay lúc đó phân biện đúng sai, mắng cho kẻ đó 1 trận rồi từ rày không dính chấp vào nữa. Dăm bữa nửa tháng thì kẻ gây ra lỗi lầm đã quên rồi trong khi chúng ta thậm chí đeo đẳng điều tệ hại đó đến 20 năm và tự gây đau khổ cho mình. Lời nói hay hành động, chúng xảy ra trong 1 tương quan-mà tương quan đấy thì như nước chảy qua cầu, 1 lần là vĩnh viễn không quay lại.


Còn rất nhiều nữa những khả năng, nhưng tất cả đó chỉ là lời NÓI. Tự sâu xa tôi hiểu cái bạn thiếu là 1 cái gì đó thuộc về miền sâu TÂM LÝ. Cái cần chữa trị nằm thăm thẳm trong đó chứ không ở lời nói. Cách tôi thường làm là giữ với bạn 1 khoảng cách vừa đủ để bạn nhận thấy sự trống trải, cũng vừa đủ để nuôi dưỡng 1 hy vọng, 1 sự tín nhiệm vào hiện hữu con người.


Tôi biết rằng: khi chúng ta diễn đạt bản thân bằng ngôn từ, đồng thời cái đó thoát ra khỏi chúng ta. Điều duy nhất có thực là sự bấp bênh của cả nội tâm và ngoại cảnh-"mà kẻ dẫn đường duy nhất là tinh thần quyết vượt-(Bạch Ẩn Huệ Hạc)".


Rất khó để diễn đạt với bạn về điều mà tôi đang kinh nghiệm về TINH THẦN QUYẾT VƯỢT. Có lẽ nó như thế này chăng: ta chỉ đau đáu quan sát và hành xử tức thì như trong trận đấu kiếm trên bờ ghềnh sinh tử. Mọi sai lầm sẽ không lặp lại và chỉ cứ chăm chú thế thôi.


Từ nhỏ tôi là người hay đau ốm vặt. Những trận ốm thật khó chịu và chúng ta chỉ có 1 cách là chịu đựng và chờ đợi. Nhưng chờ đợi thì dễ cáu bẳn và buồn nản. Tôi tự đúc kết kinh nghiệm cho mình là hãy làm tất cả những gì có thể làm và sau đó là tự quan sát bình thản tất cả những gì đang diễn ra. Dửng dưng như kẻ ngoài cuộc với chính mình. Thấy như vậy. Biết như vậy. Tôi cũng tự cho phép mình rên khe khẽ. Như thế tôi thấy mình tương tác với tình hình. Và cũng bởi tôi đọc đâu đó là rên khi ốm có tác dụng gấp 200 lần 1 liều thuốc :)


Hay là vì vậy mà tôi ít oán giận cuộc sống và dễ thông cảm với người khác?
Bạn đừng tin ai cả-ngay cả chính tôi hay chính bạn-như là 1 cái gì đó bị dính chấp. Đây là cuộc dạo chơi trong rừng hái lá tìm thuốc chữa bệnh của kẻ ốm. Mọi cái đều có thể và đều không thể. Tuỳ duyên tiếp vật. Miễn khỏi bệnh thì thôi.


Nhưng quan trọng là luôn kiểm soát chặt chẽ bệnh tình của mình. Không phó mặc. Không tự lừa dối.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2008

Vẻ đẹp của hoa hồng




1. Mình không thích hoa hồng lắm trừ khi là cả 1 vườn hoa rộng nhưng hôm trước đầy tháng cháu, cô em dâu mua về cắm 1 bình hoa to tự nhiên thấy đẹp, lại thích mùi hương thoang thoảng nữa. Sắp chơi non bộ, chim cá cảnh rồi chăng tôi ơi :)


2. Tính viết 1 entry về tặng và nhận quà nhưng mãi chưa xong. Món quà của chú Bình tặng cháu hôm nọ tự nhiên làm vợ chồng tớ xúc động. Vì lâu rồi không được nhận mà cũng không biết tặng những món quà xinh xắn trang trọng kèm theo 1 tấm thiệp như vậy nữa. Thấy hơi xấu hổ :(


3. Tặng các bạn mẩu nhố nhăng này. Lưu ý chống chỉ định trước bữa ăn nhé :D
-----------


a. Nào có phải nói khoác kiếm chuyện chọc cười đâu. Lấy hộ cho tờ giấy là chuyện có thật của tớ đấy. Hồi ấy học khoảng lớp 4-5, đi học về thì...ấy quá không chịu được, may lần này về kịp chuồng xí tập thể. Nhưng mà không có giấy. Vở với sách thì nhất định không chịu rồi mà cũng nhét ở ngoài hàng rào còn đâu. Từ từ...dừng lại tả cái di sản 1 thời đã...


b. Nhà tớ ở 1 khu tập thể có 9 hộ gia đình, dùng chung 1 cái nhà xí công cộng. Cái thứ nhất là ở gần ao cá nhưng chỉ có 2 gian, bẩn thôi rồi. Cái này nhanh chóng được thay bằng cái thứ 2 to hơn nên ít kỷ niệm. Chỉ nhớ mỗi cái lần đầu đời-ôi sao mình nhớ rất dai những lần đầu đời thế cơ chứ! Cái lần đầu đời thay vì được mẹ lôi ra gốc xoan trước nhà vừa dội nước vừa lấy chân cọ cọ rửa ít cho, thì lại được phát cho mấy tờ giấy, hướng dẫn sử dụng chi tiết và alê...dông!!!

Bây giờ kể đến cái thứ 2. Các bạn biết đấy, khái niệm hố xí công cộng có nghĩa đấy là 1 cái công trình mái bằng, xây bằng gạch, chia thành từng ngăn, mỗi ngăn rộng khoảng hơn 1m, sâu cũng ngần ấy. Về nguyên tắc thì có cửa gỗ nhưng luôn luôn bị mất từ đời tám hoánh nào hoặc không thì cũng hết sức xập xệ. Trên cao cao phía sau lưng có cái lỗ với mấy hòn gạch kê nghiêng làm thông gió. Dưới sát sát...mông có 2 viên gạch xếp cheo chéo với 1 cái lỗ nho nhỏ hình như cũng để...thông gió. Quây quần xung quanh là giấy đã qua sử dụng, nhăn nhúm, hôi hôi và nhiều nội dung để...đọc. Và thân thiết mơn man xung quanh là các bạn xanh xanh đỏ đỏ, vừa bay vừa kêu vo vo. Trung bình thì có tất cả khoảng 4-5 gian. Xung quanh có cái tường vây quanh cao khoảng 1m8. Ngồi bên trong mà mở cửa thì có thể vừa ngắm trời vừa ngắm những vết rêu mốc loang lổ mà tưởng tượng các loại hình thù. Cũng có mấy cái khe thoáng khoảng 30cm x 10cm, kê nghiêng mấy viên gạch làm chấn song. Hay là có cái này vì nó là cứu tinh của tớ-để kể sau. Chịu khó nghiêng nghiêng có thế nhìn thấy xa xa có ai đang đi :)


Những phường bất nghĩa xin đừng đến

Hãy để thềm ta xanh sắc rêu



Ở đấy cũng cao nhã lắm, ít kẻ lạ vãng lai, toàn chỗ thân tình cả. Không những rêu lên biêng biếc mà cỏ còn mọc đầy, ngập quá đầu gối. Chỗ sạch nhất trong hố xí công cộng là...ở trên nóc. Nóc ở đây là mái bằng, đúc bằng tấm đan BT. Chỉ có cách duy nhất để lên là trèo từ cái tường rào cũ cũ 1m8 vây xung quanh. Nói vậy chứ trẻ con khu TT thì cấm chỉ lai vãng, chỉ có bọn trẻ chăn trâu trong xóm gần đấy là hay lên chơi thôi. Chuyện về bọn trẻ này cũng nhiều cái hay để nhớ ra kể dần. Có 1 lần, bọn nó khoảng 5-6 thằng bắt được 1 con ngoé, chơi chán đập chết, móc đất sét đắp làm quan tài, bẻ cành phi lao làm hương, lấy lá khoai làm vàng mã, mang lên nóc hố xí công cộng làm đám ma. Thằng thổi kèn mồm, thằng chiêng thằng trống inh ỏi. Thằng Chiên Chiến (bố nó tên là Chiến) hồi nhỏ chết hụt, cho vào quan tài rồi lại đập vách chui ra sống lại nhưng từ đó bị ngô ngố, lúc đấy bị chúng nó bắt khóc giả làm đám ma bố. Thế là ò í e với khóc ồi ồi suốt cả buổi sáng. Trẻ con khu TT ra hết đầu hồi tha hồ mà xem trò vui.

Chỗ bẩn nhất thì lại không phải cái tầng trệt phía sau vốn bì bõm và lởm chởm mà lại chính là cái phòng khách có bộ xa lông hình chữ V in hoa ấy. Thôi không kéo dài sự kinh hãi này nữa, chỉ kể lại câu chuyện này: tuy không phải đến mức làm thơ kiểu "bỏ trúng mới tài" nhưng câu chuyện gây nhiều bất bình và căng thẳng nhất của khu TT chính là chuyện 1 vài nhà nọ rất hay lờ đi nghĩa vụ trực nhật của mình. Và thường thì 1 tuần mới có 1 lần dọn dẹp, lại chia cho 9 nhà thì nó tệ đến mức nào các bạn tự biết. Luôn có 1 vài gian cá biệt, không ai vào nổi, và sự may mắn là gặp dịp vắng vẻ kiếm được 1 chỗ tốt!

Nhưng đừng vì như thế mà không nhìn thấy mặt tốt của vấn đề. Với tớ, hình ảnh phi phàm của cái HXCC này là 1 công cụ tuyệt vời-nhưng không phải của tớ mà là của tiềm thức của tớ. Tiềm thức dùng hình ảnh kinh hoàng này để kiểm soát tớ trong những giấc mơ lang thang đi khắp chốn tìm chỗ trút bầu tâm sự. Nhờ có nó mà tớ không tưởng trong mơ là thật :D


c. Trên là tả cảnh, bây giờ tả tình. HXCC cũng lưu giữ nhiều chuyện hay đấy nhé! Ví dụ như chuyện này chẳng hạn. Nguyên lai cái HXCC này nằm trên 1 cái ngõ nhỏ đi vào khu TT cách đường cái khoảng 30m. Một hôm đi học về bọn tớ (khoảng lớp 3-4-5 gì đấy) gặp 1 ông mù đang quờ gậy đi dọc đường. Bọn tớ đi cùng 1 đoạn, tự nhiên thấy ông í cứ men men ra vệ đường, tớ sợ ông đi lạc mới hỏi thì hoá ra ông í đang tìm chỗ nào thấp thấp để...ấy. Thế là tớ bảo để tớ dẫn đi. Dẫn rẽ 1 mạch vào HXCC khu TT chỗ tớ. Vào đến cửa thì ổng bảo được rồi. Thế là bọn tớ về nhà (cách đấy khoảng 20m). Người lớn nghe kể chuyện phì cười, còn mình hồi đó không hiểu sao mọi người lại cười. Cứ băn khoăn thế sao ổng mò vào được giữa bãi mìn như thế. Lúc sau có việc đi công tác vào đấy cứ dòm dòm mãi, cuối cùng kết luận khả năng bác í phi vào giữa cỏ hoa chứ không vô phòng khách! Nhưng vẫn còn băn khoăn nữa: lúc đi ra mình có hỏi có cần kiếm giấy cho không thì ổng bảo không cần. Thế là thế nào???

Cái tình nữa là cái tình "thương em anh xé cho tờ giấy". Chuyện này cũng ít khi xảy ra nhưng không phải là không có, vì thực ra có cửa quái đâu. Ngồi trong đấy e hèm vài cái thì nhận ra nhau ngay, chưa kể lúc nãy đi phớt qua cũng biết cái tay thò thò ra kia là của ai rùi. Mình có đủ dụng cụ thì dùng xẻn tí, rùi ra thì giơ giơ ra sang bên kia cho bạn kia bạn í dùng thui :))


Hay kể như cái tình chiến hữu ảo của ông em tớ. Hồi cu cậu học khoảng lớp 4 thì rộ lên phong trào phim chưởng bộ, 200đồng 1 lượt. Thế là buổi tối, nó với 1 thằng nữa, 2 thằng kiếm cớ ra khỏi nhà bằng cách hiên ngang lật chiếu đầu giường, vo vo rõ mạnh rồi tằng hắng nhấm nháy đi vào bóng đêm sâu thẳm. Sau này vụ này bị lật tẩy do tần suất 2 chú này cùng nhau đau bụng nhiều quá, lại đều quá, nên bị vạch mặt hehe...


Nhưng tình nào bằng tình "thanh mai trúc mã"! Thanh mai của mình cùng tuổi nhưng sinh trước lại tốt giống tốt cơm nên to con hơn, tuy mình là con giai nhưng đánh nhau toàn bị túm tóc nên...thua. Võ của chàng (nào chỉ mình chàng, coi như tất cả mấy chàng lận) chỉ còn là...mèo cào. Đến tận giờ vẫn có người nhắc đến những "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương" trên làn da trắng mịn như tuyết của nàng. (Nàng tên là Tuyết Lan và ơn giời nàng đã lấy chồng, chồng nàng rất yêu nàng và nàng cũng đã có 1 con giai 2 tuổi). Nhưng e hèm, đấy chỉ là hồi chưa đi học thôi. Từ dạo có học vào, thanh mai với trúc mã thân nhau lắm. Thân tức là thân thiện í chứ không phải là thân thiết cậu tớ đâu. Nói chung là "cái Lan và thằng Điệp...v..v"-ví dụ vậy. Năm lớp 5, 1 buổi chiều đi học về sớm tớ bị kẹt xe như đã tả ở đoạn trên, đang ngồi tuyệt vọng miên man đau đáu, "chăn chở" trên bộ xa lông hình chữ V thì thấp thoáng qua khe thoáng hẹp, phía xa xa, cứu tinh xuất hiện: thanh mai của trúc mã kia rùi!!!

Đến giờ mình vẫn nhớ như in hình ảnh nàng mặc cái áo sơ mi trắng kẻ màu đùng đục, cái quần tuýt xi xanh đen, vung vẩy cái cặp đi từ nhà lên cơ quan bố mẹ chúng tớ. Thế là mình GÀO lên:

"Lan ơi........".

Nàng ngơ ngác dừng lại, nhìn quanh.

"Đây, đây....".

"MÀY LÊN BẢO MẸ TAO LẤY GIẤY CHO TAO VỚI"



Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008

Nguồn gốc từ "Diệt chủng"-coppied




1- Bài coppy từ blog bác Hai lúa nổi tiếng. Mình thấy nó hay vì giúp hiểu hơn cái thực tế chính trị ở tầm quốc gia, quốc tế nó thế nào. Có thể giúp hạn chế bớt các kiểu áp đặt lối suy nghĩ và hành xử kiểu cá nhân lý tưởng lên các thực tế chính trị phức tạp của các đám đông 1 cách ngây thơ và mù quáng.


Nguồn gốc từ "Diệt chủng"

Diệt chủng nghĩa là gì?

Ngay từ những ngày Cuộc Chiến Lạnh sắp sửa cáo chung, nhân loại chưa kịp mừng, thế là hàng triệu con người bị sát hại bởi những chiến dịch diệt chủng tại Iraq, Bosnia, Rwanda, trong khi Siêu Cường độc nhất còn lại trên thế giới, với sức mạnh đả biến thiên hạ vô địch thủ của nó, là Hoa Kỳ, đã điềm nhiên tọa thị, chẳng hành động gì cả. Cũng vẫn xứ sở đó, đã hành động chút chút, trong việc ngăn chặn Hitler sát hại hàng triệu người Do Thái, hay ngăn chặn Khờ Me Đỏ tàn sát hàng triệu người dân của nước này, vào thập niên 70 và 80.

Làm sao mà Hoa Kỳ, lãnh đạo của thế giới tự do, lại hành động một cách "khó hiểu" như vậy, đó là câu hỏi mà Samatha Power đã xỉa xói vào chính cái quốc gia đã chấp nhận bà – bà vốn là người gốc Ái Nhĩ Lan - trong cuốn sách "Một vấn đề từ địa ngục" (A Problem from Hell: Mỹ quốc và thời đại diệt chủng, 384 trang, nhà xb Basic Books).

Câu chuyện của bà bắt đầu với cuộc tàn sát gần nửa triệu người Armenians, bởi Thổ Nhĩ Kỳ, trong Cuộc Chiến Lớn I. Vị đại sứ Mỹ bên cạnh Đế Quốc Ottoman đã không làm sao kêu gọi chính quyền "ở bên nhà" đáp ứng, khi ông khiếp đảm chứng kiến những hành động dã man cứ thế xẩy ra hàng loạt. Lẽ dĩ nhiên, những sức mạnh của Âu Châu cũng điềm nhiên tọa thị. Nhưng tại Ba Lan, một người Do Thái trẻ tên là Raphael Lemkin, mất hết hồn vía vì sự thất bại của con người trước cái ác, đã dâng hết cả đời mình, cố cầm cây thương đâm cối xay gió, nghĩa là dai như đỉa đói, nằng nặc bắt buộc cộng đồng thế giới phải làm một cái gì đó, để cho cái ác câm đi, nghĩa là đặt ra ngoài vòng pháp luật, cái điều mà anh đặt tên là "diệt chủng". Một cách nào đó, anh đẻ ra cái tên này, gốc từ tiếng Hy Lạp và La Tinh, hai trong khá nhiều ngôn ngữ anh thuộc làu làu.

Lemkin đã thất bại trong toan tính ép buộc Washington và London phải thừa nhận, rằng Hitler đã có những ý định diệt chủng, và thất bại ngay cả trong toan tính ép buộc hai ông đầu sỏ này phải làm một cái gì đó, để ngăn chặn Hitler, một khi những tin tức về những trại làm thịt người đã bung ra ngoài. Và anh đã mất hầu hết gia đình tại Lò Thiêu. Sau chiến tranh, như một oan hồn lang thang giữa những hành lang tòa nhà Liên Hiệp Quốc, than khóc kêu gào, mãi tới tháng Chạp 1946, cơ quan này mới động lòng, thông qua nghị quyết, đưa vào cuốn từ điển của cơ quan cái tên DIỆT CHỦNG, kết án nó, và kêu gọi nhân loại ký vào một bản kiến nghị, coi đây là một tội ác. Vậy mà cũng phải mất hai năm trời, LHQ mới chấp nhận, và sử dụng tên gọi diệt chủng, và phải mất 40 năm, nước Cờ Hoa mới ô kê (ratify: phê chuẩn). Tuy rằng tòa án Nuremberg có bóng gió xa xôi tới từ này, khi hạch tội mấy trùm Nazi, nhưng phải đợi tới tháng Tám, tân thiên niên kỷ (2001), Radislav Krystic, tư lệnh quân đội Serbs đã từng tấn công những vùng an toàn được LHQ bảo vệ (the UN protected ‘safe area") tại Srebrenica, Bosnia, và tàn sát hàng ngàn người theo Hồi Giáo, ông này là người đầu tiên hân hạnh được gọi là một kẻ phạm tội diệt chủng.

Từ "chỉ tên" - tức chấp nhận từ "diệt chủng" (genocide) – tới "chỉ người" - đây là kẻ thứ nhất phạm tội diệt chủng – trong khoảng "giao thời" đó, Khờ Me Đỏ nắm quyền kiểm soát Cambodia, khởi sự tra tấn và sát hại một cách có hệ thống những cựu viên chức, lính tráng, trí thức – luôn cả gia đình của họ – những sắc dân Việt, Hồi, Hoa, và tu sĩ Phật giáo. Trong vòng chưa dầy 3 năm, Khờ Me Đỏ làm thịt, bỏ đói 2, trong số 7 triệu dân Cam Bốt. Một chuyện khủng khiếp như thế – làm thịt chính nhân dân của "chúng mình" – thật khó tin, lúc thoạt đầu, nhưng mãi sau đó, cũng chẳng có thế lực quốc tế nào lên tiếng, can thiệp, nhằm chấm dứt, kể cả Liên Hiệp Quốc và Mỹ. Trớ trêu là, sau cùng, chính quyền Cộng Sản Việt Nam, vì những lý do, và quyền lợi của riêng họ – lẽ tất nhiên – đã xâm lăng Cam Bốt và chấm dứt những trò dã man trên. Nước Cờ Hoa, khi đó được dẫn dắt bởi Jimmy Carter, ông này lúc nào cũng giương cao ngọn cờ dân quyền, đây làø trọng tâm chính sách ngoại giao, nhưng lại coi ưu tiên hàng đầu: phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; đã hùa theo (follow) nhà nước Cộng Sản này, khi hỗ trợ Khờ Me Đỏ chống lại chính quyền Hà Nội. Cả hai nước Mỹ và Trung đều coi Việt Nam là chư hầu của Xô Viết. Phải tới năm 1990, khi Cuộc Chiến Lạnh sắp sửa trở nên lạnh hẳn, Washington mới ngưng hỗ trợ Khờ Me Đỏ.

Thập niên 1980, Iraq lâm chiến chống lại Iran của Khomeini, ông giáo chủ này tố cáo Mỹ Quốc là Quỉ Bự (Great Satan), hễ có dịp là hành hạ tới chỉ người Mỹ; nước Mỹ đã hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến trên, và làm ngơ chuyện Saddam Hussein sử dụng võ khí hóa học chống lại dân chúng Iran. Trước khi thập niên 80 chấm dứt, Hussein quyết định sử dụng cùng những thứ hơi độc này chống lại sắc dân Kurds vốn chiếm chừng 1/4 dân số trong nước của ông ta. Vào năm 1987 và 1988, ông đã làm thịt gần 100 ngàn người Kurds, phá hủy làng mạc, và toan tính nhổ sạch tận gốc cái gọi là văn hóa của sắc dân này. Chính quyền Reagan vờ đi, coi như không biết, và vẫn chấp nhận chế độ Baghdad như là đồng minh của họ. Hoa kỳ chỉ ra ray nghĩa hiệp đối với người Kurds vào năm 1991, tức là sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh, khi người Mỹ dấn vào cuộc chiến nhằm xua đuổi quân đội Iraq ra khỏi Kuwait.

Power, tác giả cuốn sách chúng ta đang bàn tới, đã nhấn mạnh hai lý do đưa đến thất bại của thế giới, và đặc biệt, của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn những tội ác diệt chủng kể trên. Lý do thứ nhất: cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại; vốn được gọi bằng cái tên hoa mỹ là: không muốn xâm phạm vào chủ quyền của một đất nước khác, vì đây là những công chuyện nội bộ của họ. Hậu quả của nó, một khi bạn làm cỏ một vài sắc dân thiểu số, ở bên trong xứ sở của bạn, đó là quyền của bạn, tôi không dám xía vô. Cũng là quốc gia như nhau, cường quốc hay không cường quốc, đất nước nào cũng có quyền tự do làm điều mà họ muốn làm, đối với chính nhân dân của họ. Và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915; Hitler, thập niên 1930 và 40; Pol Pot, Saddam Hussein, Slobodan Milosevic, và cả một tập đoàn sát nhân Hutu đã lợi dụng, và khuếch đại quyền "tự do" nêu trên.

Lý do thứ nhì thực sự không liên hệ tới lý do thứ nhất. Những ông, những bà vốn có quyền quyết định đường lối ngoại giao tại nước Cờ Hoa – và hầu hết phần còn lại của thế giới – họ đã cảm nhận về chính họ: như là những con người "thực tế" (realists); nghĩa là hành động vì lợi ích của chính quốc gia họ, và ít quan tâm tới những công chuyện có tính nội bộ (domestic affairs) của những nước khác. Viên bộ trưởng ngoại giao Mỹ, James Baker, đã diễn tả thật là tuyệt vời, cái tính "thực tế" của chính sách trên, qua câu nói, khi xẩy ra những vụ nhổ cỏ thì phải nhổ cả gốc, làm sạch những sắc dân khác (ethnic cleaning) ở Bosnia: "Chẳng có một con chó Mỹ nào bị kẹt ở đó." (We don’t have a dog in this fight: Chúng ta không có một con chó nào ở trong trận đánh này).

Quyền lợi quốc gia của Mỹ Quốc, như ngài Bộ trưởng ngoại giao, và những người như ông định nghĩa, là như thế này: nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ở bên ngoài. Số phận của những người dân Armenians, Do Thái, Cam Bốt, Kurds, hay Tutsi thì có mắc mớ gì tới Hoa Kỳ hay là những cường quốc khác? Điềm nhiên tọa thị, không hành động xem ra chẳng hao tốn gì. Toan tính, hoặc hành động nhằm ngăn chặn diệt chủng chắc là phải sử dụng tới sức mạnh, hoặc phải điều động tới những tài nguyên khác, đó là điều mà những nhà lãnh đạo khôn ngoan, cẩn trọng không muốn, cái sẩy nẩy cái ung, châm ngôn đã dậy.

Luôn luôn là vậy, thật dễ dàng nhìn đi hướng khác, vờ đi những đòi hỏi mang tính đạo đức. Mỹ Quốc chỉ sử dụng tới sức mạnh chống lại người Serbs tại Kosovo, khi mà những nhà lãnh đạo của nước này sợ rằng cái sẩy (cuộc chiến tranh mang tính địa phương) nảy cái ung: nó sẽ lan rộng và tạo nên tình trạng mất ổn định trong vùng. Và ngay cả khi Mỹ Quốc và cùng với nó, khối NATO, đã can thiệp, là cũng chỉ ở trên cao độ 15 ngàn feet, không muốn xẩy ra chết chóc về sinh mạng trên mặt đất.

Trường hợp nhức nhối nhất mà Power đã chỉ ra, là ở Rwanda, nơi mà 800 ngàn người Tutsi và Hutu hiền hòa đã bị sát hại chỉ trong vòng 100 ngày vào năm 1994, và chính quyền Clinton đã "phản đối" (opposed) những cố gắng của LHQ nhằm ngăn chặn diệt chủng. Romero Dallaire, người Canada, vị tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Rwanda, nhận ra rằng, những phần tử cực đoan người Hutu đã và đang bắt đầu một chiến dịch nhằm thịt sạch không còn một mống dân thiểu số Tutsi, và đã kêu gào, xin được tiếp vận cho cái lực lượng mỏng manh ở dưới quyền ông. Tại Washington, ngài Tổng thống, ngài Bộ trưởng Ngoại Giao, luôn cả ngài Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, chẳng ngài nào muốn xoáy sâu - "phô cứt", focus - vào vấn đề này. Các ngài đồng thanh gạt bỏ lời tố cáo, rằng đang xẩy ra diệt chủng ở đúng chỗ đó đó, sợ rằng nước Cờ Hoa bị rằng buộc, và sẽ phải hành động phù hợp, khi coi diệt chủng là một tội ác. Hoa Kỳ bèn chống lại chuyện gửi quân tăng viện cho vị tư lệnh người Cà-na-điên, và yêu cầu phải rút quân ra khỏi Rwanda. Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ biết rất rõ, chuyện gì đang xẩy ra, nhưng không muốn chấp nhận trách nhiệm của một cường quốc. Nếu không đúng như vậy, thì ít ra là như vầy: họ không muốn rủi ro tới tính mạng của binh sĩ Hoa Kỳ tại một xứ sở mà may ra chỉ có một dúm người dân của họ biết tới, trên tấm bản đồ thế giới – lại hội chứng hậu-Việt Nam ở đây. Làm sao lại có quyền lợi quan trọng mang tính quốc gia của Mỹ ở đó?

Sự phê phán của Power đối với chính sách của Mỹ thật là thê thảm, và đầy những bằng chứng rành rành không thể chối cãi. Thật chẳng có gì để mà nghi ngờ: đối với cái gọi là nhân quyền, Mỹ Quốc tỏ ra rất thận trọng, và thật lọc lõi, khi phải dính vào. Và họ cũng chẳng muốn vượt quá biên giới của những gì liên quan tới chủ quyền quốc gia của những nước khác. Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã được dẫn dắt (governed) bởi một quan niệm thật là chật hẹp, về cái gọi là quyền lợi quốc gia.

Tác giả nhấn mạnh, Mỹ thật có rất nhiều lý do đáng nể để mà hành động nhằm ngăn chặn diệt chủng. Lý do thứ nhất liên quan tới đạo đức: Mỹ Quốc có bổn phận nghĩa vụ (duty) hành động nhằm chấm dứt chuyện sát nhân tập thể, và một khi là một cường quốc, trên vị thế đó, với họ, hiểm nguy sẽ ở mức tối thiểu. Thứ nhì: ngay cả cái ý nghĩ, chỉ lo cho mình, cũng có thể được sử dụng, theo nghĩa: rằng những quốc gia làm thịt nhân dân của nó, có thể sẽ xuất cảng cái ác tới những nhân dân của những nước khác, và con người, một khi đã trở thành nạn nhân của cái ác – kể luôn cả khủng bố - sẽ tìm cách trả thù, rửa hận. Bà nói đúng, hiển nhiên là vậy, đặc biệt là khi bà cho rằng, diệt chủng là một thách đố, nó đụng tới cốt lõi của những giá trị đáng quí nhất của nước Mỹ. Nhưng, trong số chúng ta, ai là người tỏ ra lạc quan, rằng Washington sẽ "can thiệp", kỳ tới?

Jennifer Tran


2- Cụ Nguyễn Hiến Lê có nhận định rằng muốn tìm hiểu và đánh giá về Khổng Tử, chỉ duy nhất Luận ngữ là đáng tin. Tôi chưa được đọc/biết ai phân tích sâu hơn về văn bản học của cuốn này. Bản thân 1 "viên ngọc" như vậy, với văn phong tương đối đồng nhất, 1 tư tưởng ghi chép-cho dù chỉ là ghi chép-rất nhất quán và sâu sắc, liệu có thể gợi lên nhiều điều về những người đã thực sự ghi chép nó? Rất có thể không phải là các học trò trực tiếp của Khổng Tử viết (cho dù qua lối ghi chép thì NHL cũng đã phân tích đâu là cách nói của học trò, đâu là của các đời sau...) vì một cách trực tiếp và có truyền thừa rõ ràng như thế mà không để lại vết tích gì khác thì cũng hơi khó hiểu. Tôi nhận thấy rất rõ ràng có sự khác biệt trong tư tưởng biên tập giữa những ngôn hành của Khổng Tử so với của các học trò khác của ông. Tức là có thể nghĩ đến chuyện có nhiều phần do nhiều người ghép vào. Nhưng cái tôi lưu ý nhất chính là sự nhất quán trong văn phong và tư tưởng quan điểm của đại đa số những ghi chép về Khổng tử. Tức là có vẻ nó có 1 tác giả chính hơn là những ghi chép tản mạn được tập hợp.


Tất nhiên có thể bắt đầu với những giả thuyết kiểu:

- truyền thống văn phong của thời kỳ đó là khá phổ biến nên văn phong không phải là vấn đề
- vì là "thuật nhi bất tác" và có tính chất trường phái nên không chú trọng đến xuất xứ, 1 kiểu tổng hợp qua thời gian
- vì thói quen "thác cổ" nên người đời sau gán cho đời trước...


Tuy vậy xét cho cùng thì như bản Luận ngữ chúng ta thấy ngày nay cũng được biên tập khá "lộn xộn" và đặt tên đơn giản theo những chữ đầu của mỗi phần. Tức là nó vẫn giống với 1 tập hợp ghi chép được kết tập hơn là 1 trước tác 1 lần của 1 người.


Chính từ sự "lộn xộn" này mà tôi có 1 suy nghĩ: xuất phát từ tinh thần "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" thì luôn luôn mội hội thoại phải được xem xét tất cả các yếu tố hoàn cảnh "Nói với ai? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào?" (và do vậy diễn trình suy tư cần mở ra đến vô tận, theo cách nói của Chu Hy là "cần nhấm nháp văn bản" chứ không phải đọc nó) thì việc đọc Luận ngữ theo từng đối tượng học trò là rất tốt để nắm bắt tư tưởng tinh thần Khổng giáo. Ví dụ nếu lựa riêng những hội thoại giữa Khổng tử với Nhan Hồi-học trò ưu tú nhất của KT- và so sánh với người khác như Tử Cống hay Tử Hạ chẳng hạn sẽ thấy rõ ràng hơn sự khác biệt nặng nhẹ nông sâu trong quá trình truyền thừa tinh thần Khổng giáo. Từ sự khác biết này sẽ quay trở về với nhận xét ban đầu: các học trò của KT hoằng dương tinh thần Khổng Tử như thế nào? Ai là chủ lưu (như Tăng Tử, như Tử Tư...)? Nhưng nếu như Tử Tư để lại sách Trung Dung 1 cách rõ ràng về nguồn gốc thì tại sao Luận Ngữ lại nhập nhèm đến vậy? Cho dù về giá trị tư tưởng thì theo tôi Luận ngữ còn quan trọng hơn nhiều. (Nho giáo về sau như Tống Nho-để phân biệt với Khổng giáo- chủ yếu hoằng dương vào Đại Học, Trung Dung chứ không phải Luận ngữ).



3- Chuyện nọ xọ chuyện kia: để ý mới thấy dân ta rất thích dùng những tư tưởng kiểu "công án", "Đạo"...để nói chuyện-nhất là khi bế tắc trong tranh luận thông thường. OK, mình cũng không dám lạm bàn chỉ nêu ra những ý nghĩ thế này:


- Nói 1 tí ti về Đạo: như 1 hội thoại 1 bậc thầy đã trả lời câu hỏi "Đạo là gì?" rằng đó là "Làm điều thiện, dứt điều ác". Vấn đề là làm chứ không phải nói. Nên khi bạn chưa quả quyết là làm được rồi thì nói nhảm làm gì vậy? Cứ bình thường mà nói không được à? Có lẽ phần nhiều rơi vào những người ít chịu suy tư nghiêm ngặt theo logic thông thường trước đã :)


- Nói về công án: công án là của 1 vị Thầy ghi lại 1 hội thoại (còn gọi là "thoại đầu Thiền") giữa 2 người khác (1 trò 1 Thầy) với mục đích làm phương tiện cho người khác tham chiếu. Tức là làm sao tách ra được khỏi mấy điều "Ở đâu? Với Ai? Khi nào? Thế nào?". Thế mà dân tình cứ thích tách riêng 1 vài lời nói liền môi ra làm thành các cái gọi là "phạm trù triết học"-bản thân cái khái niệm này có gì rõ ràng hơn đâu?-và tán lên tán xuống biển rộng sông dài (*).

Ví như câu chuyện về lời nói cuối cùng của Gothe "Cho sáng lên" hay cái gì đại loại thế mà tán thiên tán địa thành 1 thông điệp này nọ thì còn ai dám chắc nó là của ổng nữa??? Trong chuyện về Vương Dương Minh của NHL có kể đến lúc lâm chung của ông, học trò hỏi có dặn lại gì không, ông đáp ta theo thánh hiền tuỳ bệnh cho thuốc chứ làm sao có thể tuỳ tiện xếp đặt thành khuôn mẫu gây hại cho đời sau được. Quả thực là 1 thái độ sáng suốt. Mà không hiểu sao các vị học trò hay thích ghi lời cuối thế nhỉ. "Ta có gì để giấu đâu?" Thầy Khổng cũng luôn bảo thế còn gì. Bảo sao người đời hay có cái tâm lí tranh cho được để nói lời cuối. Từ đấy chuyển sang chỗ ai nói to hơn, dài hơn, thô lỗ hơn là thắng chả còn là bao nhiêu nữa :))
....







(*) Mình rất ngờ là cái ý này chính lá xuất xứ của câu "thiên rông hà rài" trong dân gian nhá :D

Từ chỗ "trời rộng sông dài" sang đến thành "thiên rông hà rài" quả thật là thú vị quá đi hehe

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2008

Trồng người

Bài trên báo Diễn Đàn của Bùi Trọng Liễu.

http://www.diendan.org/giot-muc-giot-doi/trong-nguoi/

----------

Tết năm Canh Tý (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “trồng cây” (kéo dài một tháng từ 6/1/1960 đến 6/2/1960, cám ơn anh ĐT nhắc tôi chi tiết này). Hồ Chủ tịch lại có câu nổi tiếng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

(Cụ là người thâm hiểu Hán học, chắc Cụ lấy từ điển tích Quản Trọng thời Xuân Thu. Quản Trọng sinh năm 725 trước Công nguyên, mất năm 645 trước Công nguyên, là nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn của Trung quốc, tướng quốc nước Tề, giúp vua Hoàn Công, làm nên nghiệp bá. Kế sách của Quản Trọng là: “Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trọn đời, lấy việc trồng người làm đầu . Lúa, thì trồng một gặt một. Cây, thì trồng một hái mười. Người, thì trồng một gặt trăm”. Nguyên văn trong sách Quản tử của ông, phiên âm là: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.Chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã”).

Lợi ích của việc trồng cây, và nhất là việc “trồng người”, thật đã quá rõ. Nhưng vấn đề chính cho hiện nay là “trồng người” như thế nào đây, vì hô khẩu hiệu không thì không đủ.

Tháng 1 năm 1946, Hồ Chủ tịch có nói câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tôi nghĩ rằng chữ “được” trong câu “ai cũng được học hành” này không chỉ mang ý nghĩa tinh thần “không bị cấm”, mà còn mang ý nghĩa được nâng đỡ về mọi mặt, kể cả vật chất. Bước đầu “trồng người”, phải là từ đó. Thoạt mới nghe tưởng như là dễ, là hiển nhiên. Thế nhưng ngày nay, 63 năm sau, sao lại vẫn còn có người mù chữ, sao vẫn có học sinh phải bỏ học vì gia cảnh, ngay ở bậc phổ cập? Chiều ngày chủ nhật 30/9/2007, nhân chuyến công du tại Pháp, có buổi gặp gỡ của ông Thủ tướng với Việt kiều tại Sứ quán Việt Nam tại Paris. Trả lời một câu hỏi về học phí, ông Thủ tướng nói: “Tiểu học và Trung học Cơ sở không phải đóng học phí”. Tôi không phải là người duy nhất nghe thấy lời này. Nhưng tôi lại thấy có người giải thích: phải biết phân biệt “học phí” với các “phí” khác như chi phí học tập, chi phí cho việc tu sửa trường học, bàn ghế, dụng cụ, sinh hoạt này nọ mà các gia đình “phải tự nguyện” đóng góp, ngay cả trong hệ công lập. (Hệ tư lập thì tôi không bàn, ai có tiền cứ việc trả; tôi chỉ nói hệ công lập, vì nó hoàn toàn thuộc Nhà nước). Và trong cả các cấp học cao hơn nữa, cũng thấy đang có đề án tăng học phí từ phía Bộ, thậm chí còn nghe có người dùng một cụm từ “tiền nào của nấy” làm như trí tuệ có thể là một thứ hàng hóa thuận mua vừa bán, cứ có tiền là mua được. Lại có người nêu vấn đề cổ phần hóa trường công, trong đó có các đại học công lập. Có lẽ đấy là một số người chủ trương nhân dân “trồng tiền” để họ gặt lãi, chứ đâu có phải là “trồng người”. Nếu gia đình người dân phải tự mình lo “trồng người” cho con cháu mình, trong khi còn tồn tại một bộ máy quản lý Giáo dục Đào tạo lớn và một ngân quỹ công đồ sộ từ thuế của dân, thì “Quốc sách hàng đầu” của nhà nước có ý nghĩa gì?

Lại có một giai đoạn, hình như chưa chấm dứt được, người ta trọng số lượng thay vì trọng chất lượng, cho nên mới đẻ ra những các loại nhầm chưa sửa được xong: “học sinh ngồi nhầm lớp”, “nhà giáo đứng nhầm lớp”, “nhà quản lý giữ nhầm ghế”. Đấy là “trồng thành tích”, không phải là “trồng người”.

Lại có khía cạnh này nữa. Sao lại có việc đạo văn, có luận án tiến sĩ không hợp trình độ, có mạo nhận, có tiếm xưng, có “học giả bằng thật” – nếu sự mạo bằng cấp, tiếm xưng, còn có thể giải thích là sự gian lận cá nhân, thì việc “học giả bằng thật” không thể do đương sự tự tạo ra; nó phải có một sự phối hợp, hoặc đồng lõa, hoặc chủ trương nào đó mới có thể xảy ra (do “lợi nhuận trên hết”?) – sao lại có quan chức do bằng cấp dỏm mà được bổ nhiệm và vẫn nhởn nhơ với địa vị? Trí tuệ không phải là cứ có thế mạnh là có thể giành chiếm đoạt được. Nếu để tồn tại mấy sự việc này, thì là “trồng quan chức” chứ đâu có phải là “trồng người”!

Có câu chuyện cũ . Cũng năm 1960, cụ Hồ về thăm quê. Theo Bác Hồ luôn phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa kể : Về đến nhà khách Tỉnh ủy Nghệ An, vừa trò chuyện, cụ vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, cụ đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay-ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào (cành hoa cắm xuống đất, giả như cây trồng). Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, cụ nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về “trồng”. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng!”. Tôi cũng mang máng nhớ ai đó kể trong một bài viết nào đó, thời ông Diệm còn là tổng thống, ông đi kinh lý, địa phương cũng “cắm cây” để chứng tỏ họ quan tâm trồng cây. Thấy kể là Ngô tổng thống đi qua không phát hiện ra. “Trồng người” ngày nay có khác “trồng cây, trồng hoa” kiểu ấy không nhỉ?

Ta có câu chuyện cổ tích dân dã: Hổ hỏi trâu đang cày cho người ở ruộng: “Mày to lớn vậy mà sao bị người sỏ mũi bắt đi cày?”. Trâu trả lời: “Tại người nó có trí khôn”. Hổ hỏi người: “Trí khôn mày đâu, phải đưa nộp tao, nếu không thì tao ăn thịt mày”. Người đáp: “Trí khôn tôi để ở nhà, để tôi chạy về lấy ra mang nộp ông. Nhưng nếu tôi chạy về nhà, thì ông ăn thịt mất trâu của tôi. Vậy để tôi trói ông vào gốc cây đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn ra nộp ông”. Hổ đồng ý. Người trói hổ vào gốc cây, rồi lấy bắp cày vừa phang vào hổ vừa bảo: “Trí khôn của tao đây”, vv.

Thời nào cũng có “hổ”, mà lại là hổ dữ. Vấn đề là “người” hiện nay có biết “trí khôn” của mình để đâu không, để mà trị hổ? Cho nên, “trồng người”, thời này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng không hiểu một số người nghĩ gì về “trồng người” khi người ta hô hào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh?


Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

Hi! How are you?





Cháu chào các bác các cô các chú!!!

Entry for January 05, 2008

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về

Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu cái dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn trên mép cỏ xanh

Nhưng chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ

Ngô Văn Phú-Tháng 5 mùa gặt



Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió




"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe 1 tiếng chim hay
Tiếng ríu rít chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay

***

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

***

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm hôm vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay"



Trên blog bác 5xu có 1 ý thú vị là muốn kinh nghiệm về việc sinh ra thì cần phải sinh ra em bé :)

Bạn Nguyen Trang hỏi sao mình post mấy bài thơ đi học vỡ lòng ngày xưa của trẻ con-là bởi vì thế này này: thằng cu nhà mình đến hôm nay được 3 tuần, suốt ngày có cái mồm chu chu ra yêu cực, giống hết em bé quảng cáo babie oil top to toe ấy. Thế là bố mẹ cháu suốt ngày ê a bài "Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó"-tranh thủ ru cháu ngủ luôn hehe. Lang thang search trên mạng thấy mấy bài tập đọc vỡ lòng nên coppy về cho vui.


Nói chuyện những bài tập đọc, chắc nó cũng giống như ký ức thời nhi đồng-hầu như tuyệt đối là đáng yêu đáng nhớ, vì sao thì để bàn sau-ai cũng thấy vui vui khi nhắc lại. Mình hồi bé đọc nhiều nhớ cũng nhiều, sau này lớn lên thường hay nghĩ lẩn thẩn là có phải nội dung những trang sách ngày trước đã trực tiếp ảnh hưởng đến nội tâm mình hay không? Và mình coi lại thì không hẳn thế. Chỉ đơn giản là đọng lại trong ta những mộng tưởng, sự ưa thích tìm tòi khám phá, suy nghĩ, chiêm niệm...đại loại thế; chứ không phải thông điệp của chúng. (Các bạn xem thêm trong tag "đọc" và "việc đọc" của tớ có kể lể rồi).


Nhưng điều tớ quan tâm lại là "Vậy tình cảm trìu mến này có phải là sự mù quáng chủ quan?" và "Tình cảm ấy có ích hay không?". Tớ nghĩ rằng chủ quan hay không là ở cách người ta xem xét vấn đề thôi. Theo tớ nếu tính tất cả những gì đã trải qua như 1 nghiệm sinh thì nó không hề chủ quan. Tức là bao gồm tất cả bối cảnh, sự kiện con người...tất cả những gì đã từng tham gia vào hiện sinh đó của chúng ta thì chả có gì là chủ quan cả. Mượn cách nói của S. Exupery qua cách dịch của Bùi Giáng thì sẽ có thể coi "Đó là vì chúng ta đã tuần dưỡng nhau".



Còn như "tình cảm ấy có ích hay không" ư? Hiển nhiên là có ích để chúng ta suy nghĩ về việc tại sao lại có hiện tượng cùng 1 sự vật với người này thì trìu mến lạ mà với người kia thì...nhạt toẹt. Nó khiến chúng ta đi đến câu hỏi về sự liên đới giữa con người với nhau. Nhưng thường thì nó hay bị khô cạn thành sự vị kỷ thiển cận cô độc hơn. Người ta bị buộc chặt và tự rúc vào xó tối của ký ức như những gì thiêng liêng riêng tư nhất. Như thể đó là Eden đã mất ấy. Trong khi hiển nhiên rằng hôm nay cũng sẽ thành ngày hôm qua. Rằng đi tới tương lai 1 cách cẩn trọng cũng là trở về quá khứ muôn thuở. Trân trọng, trìu mến với ký ức của mình để có thể rộng mở với hiện tại và với KẺ KHÁC.


Có 1 đợt mình nghĩ rằng nếu quá khứ trìu mến kia khó tương giao như vậy thì làm sao để đắp đổi để truyền trao với người khác? Với 1 đứa bé, mình chỉ có thể cho chúng tham gia vào 1 kỷ niệm, trải qua 1 câu chuyện mà thôi. Nhận thức, nghiệm sinh thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác-nhân duyên là 1 cách nói.


Ví dụ như bài thơ "Ai thổi sáo..." kia chẳng hạn. Hồi mình rèn tập viết cho 1 đứa em, mình đã cố ý khuyến khích nó học thuộc lòng-vì mình biết đã thuộc lòng ngày đó rồi sau này lớn lên sẽ có 1 kỷ niệm hay. Thế là bày trò thi học thuộc. Ai dè cũng thuộc luôn, vẫn nhớ là trích đoạn đâu đó trong "Tháng 5 mùa gặt" của Ngô Văn Phú. Bây giờ đọc lên thì trong trí óc lại chồng lớp thêm vào cái hình ảnh trang sách cũ hồi cấp 1 là cái hình ảnh mùa hè nọ ngồi kèm trẻ học bài trong nắng hè đầu hiên.

Nói chuyện những trang sách vỡ lòng, không hiểu sao luôn luôn trong tâm trí mình hiện ra mấy câu như

"Sáo ai như tiếng quê hương
Êm như lời mẹ yêu thương dặn dò"


Có cái hình cô gái áo dài vấn khăn cầm chiếc sáo trước mành ở trang sách bên phải. Một hình bên trái vẽ cái cầu cong cong với câu

"Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"


Tất cả in bằng mực đỏ trên nền giấy ngả vàng cũ cũ-vì là sách mượn.

Còn 1 bài tập đọc lớp 2 về chim sơn ca trên bãi cỏ và nắng loá nữa. Không nhớ nó thế nào nhưng nhớ cái tưởng tượng về nó hồi ấy. Nhớ cả cái lớp học nhà cấp 4 lợp ngói đầu hồi có hàng rào tre. Nhớ cả những cái bãn cũ, nhiều chỗ bóng lên vì mồ hôi và nhiều vết khắc chạm viết chi chít nguệch ngoạc.


P/s: @bạn Trang: kỷ niệm Chapa của tớ đây này, trong tag "đi" ấy:

http://blog.360.yahoo.com/blog-FQJQjc00dqe5CQBraIUtT9L8HjLipA--?cq=1&p=52


Entry for January 04, 2008

Cái trống trường em


Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ
Buồn không hả trống

Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Mắt thấy chúng em
Trống mừng vui lắm

Kìa trống đang gọi
Tùng tùng tùng tùng
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng


Link coppy: http://blog.360.yahoo.com/blog-zLB8uC09frB0LDe2FWLGyek-?cq=1&p=142

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2008

Entry for January 03, 2008

Chào Lớp Một


Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
Làm theo lời cô dặn
Cô sẽ luôn ở bên

Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước...