Ðại giang đông khứ,
Lãng đào tận thiên cổ phong lưu nhân vật.
Cố lũy tây biên,
Nhân đạo thị Tam Quốc Chu Lang Xích Bích.
Loạn thạch băng vân,
Kinh đào liệt ngạn,
Quyền khởi thiên đôi tuyết.
Giang sơn như họa,
Nhất thời đa thiểu hào kiệt.
Dao tưởng Công Cẩn đương niên,
Tiểu Kiều sơ giá liễu,
Hùng tư anh phát,
Vũ phiến cân luân.
Ðàm tiếu gian,
Cường lỗ hôi phi yên diệt,
Cố quốc thần du,
Ða tình ưng tiếu ngã tảo sinh hoa phát.
Nhân sinh như mộng,
Nhất tôn hoàn lỗi giang nguyệt.
Sông dài băng chảy,
Sóng cuốn hết thiên cổ phong lưu nhân vật.
Lũy cũ phía tây,
Người bảo là Xích Bích thời Chu Du Tam Quốc.
Ðá loạn sụt mây,
Sóng gầm vỗ bến,
Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
Núi sông như vẽ,
Một thời ít nhiều hào kiệt.
Nhớ Công Cẩn thời đó,
Tiểu Kiều khi mới cưới,
Anh hùng tư cách,
Quạt lông khăn là.
Lúc cười nói,
Giặc mạnh * tro bay khói hết.
Cố quốc hồn về,
Ða tình chắc cười ta tóc đà sớm bạc.
Ðời người như mộng,
Chén này để tạ trăng nước.
Dịch thuật Nguyễn Hiến Lê
Chú thích:
* Trỏ Tào Tháo.
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đọc qua thì thấy cụ Lộc Đình tuân thủ dịch theo kiểu nguyên tác bao nhiêu chữ thì bản dịch sẽ ra bấy nhiêu chữ. Nhưng không hiểu sao câu: "dao tưởng Công Cẩn đương niên" thì dịch còn 5 chữ ?
Trả lờiXóaCâu đầu tiên có "đông khứ" : chảy về đông, câu số 3 đăng đối: "tây biên": trấn phương tây. Cũng như vậy, "băng vân" đi cùng "liệt ngạn", sụt mây đi với rạn bờ. Nếu bản dịch chu toàn hơn hẳn sẽ cố gắng giữ lại.
Vả lại, không biết anh lấy bản dịch và nguyên tác từ đâu, chứ trên baike.baidu.com/view/46361.htm, thì câu 多情应笑我 sẽ tách biệt với câu sau 早生华发 chứ không nhập một. Như vậy bài thơ cân đối hơn và ý tứ mạch lạc hơn.
Vài ngu ý. Mong chỉ dạy.
Bạn khiêm tốn quá. Tôi hiểu biết sơ sài. Chủ yếu cảm nhận bằng trực giác chứ không lý giải được nhiều. Bài từ này là tôi đọc trong cuốn "Tô Đông Pha" của NHL. Lúc post lên thì search trên mạng chứ không tự gõ. Tuy nhiên xem lại thì cũng không sai khác gì.
Trả lờiXóaCó 1 điều phải để ý là: từ là phần lời của những điệu hát cổ-ví dụ ở trên là điệu "Niệm nô kiều". Sẽ không hiểu từ nếu tách nó ra như 1 bài thơ. Vì vậy việc dịch phải tuân thủ luật bằng trắc và số chữ là đương nhiên. Việc ngắt câu như thế nào cũng phụ thuộc vào làn điệu của bài hát. Nhưng từ xưa người ta cũng vẫn tách riêng phần lời và ngâm nó như 1 bài thơ tự do. Tôi cũng thưởng thức như vậy thôi. Bạn có thể tham khảo thêm từ blog của các bậc học rộng như
bác Đông A:
http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1&p=1178
hoặc từ blog của bác Cao Tự Thanh:
http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b
Tuy nhiên từ bản Hán âm sang bản Việt dịch bao giờ cũng có độ chênh. Thường tôi thích đọc theo phiên âm và dò nghĩa hơn là bản dịch. Nhưng riêng bài từ này thì lý do tôi nhớ lại là do 3 câu cuối của bản dịch:
Ða tình chắc cười ta tóc đà sớm bạc.
Ðời người như mộng,
Chén này để tạ trăng nước.
Thiển nghĩ câu đầu để cả đoạn thì khí văn hay hơn. Càng kết càng thu lại, lan toả như NHL từng gọi là "văn ba lan"-văn như sóng toả.