Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Đọc văn bản, đọc ngôn ngữ




Ảnh: người Việt ngày trước



Có 1 ý liên quan đến việc đọc những cuốn sách "cổ xưa". Nếu đọc chơi thì không vấn đề gì lắm nhưng nếu định đọc để biết nó thực sự nói gì thì thiên nan vạn nan. Tôi nghĩ không thể đọc một tác phẩm như Kinh Thánh chẳng hạn mà có thể tách rời khỏi các vấn đề về văn bản học, ngôn ngữ học (*) rồi phải kể đến một sự am tường về lịch sử, văn hoá, địa lý...của bối cảnh cuốn sách nếu chưa tính các vấn đề về dịch thuật. Than ôi, việc này nói thì ai chả biết nhưng làm được lại là một việc khó như lên trời. Ví như trên blog của Cao Tự Thanh, hay Đông A thỉnh thoảng đề cập các sai nhầm của việc đọc, hiểu, thì thấy rõ.

Suy tư triết lý thì không ai cấm, nhưng định phổ biến với người khác thì phải tự biết coi chừng.
Coi chừng cái gì?
Coi chừng bị mắng cho là "Tao nhã kiểu nhà quê!" như mấy bạn trên Thivien.
Đấy mới là mấy bài thơ thôi nhé.

-------------
(*) Nhớ là chỉ hai chục năm nay ngôn ngữ của chúng ta đã biến đổi rất nhiều đừng nói chuyện nghìn năm. Có thể xem bài về Kiêng huý học trên blog Cao Tự Thanh.

Nhân tiện lại nhớ "nghĩa mới" của từ "tinh vi-vi tính" là do bà béo Minh Vượng nói đầu tiên trong GNCT. Nhưng có lẽ nghĩa này không sống lâu được. Ngôn ngữ tuy võ đoán nhưng cũng không phải là quá tuỳ tiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét