Thứ Hai, 2 tháng 2, 2009

Hữu bằng tự viễn phương lai...




...bất diệc lạc hồ?

Ngày Tết lên, có internet, mở máy ra run run bóc từng cái comment với lại message mà như sống lại cái thời mở phong bao lì xì. Ai bảo "nhi lập" rồi thì không thích lì xì nhỉ :P

Xin cảm ơn sự ghé thăm của tất cả các bạn. Trân trọng accept 4 bạn mới. Chỉ riêng sự kiện có bạn để private only mà vẫn invite đủ biết các bạn quý mình đến thế nào mới ra mặt ;) Còn bạn Moonie thì mình cũng có để blog của bạn trong FL nhưng vì chốn anh tài hội tụ ra vào nhiều quá nên mình chỉ dám mon men đứng xem thui ^^

Bạn Đạn Húng đừng nghĩ oan cho mình tội nghiệp. Làm hot bogger thì phải "kiến ngãi bất vi", còn mình thì viết theo cảm hứng, sức đâu mà cao vọng :D Chỉ là thay đổi cách viết cho có nhiều comment thôi.

Bạn azecna thân, tôi đã thử tìm bức thư pháp bạn nói nhưng không thấy trong những cuốn sách mà tôi có-kể cả cuốn Ikkiyu Sojun (Nhất Hưu Tông Thuần)-Cuồng Vân Thiền sư. Năm 1480 trong cuốn Nghệ thuật Zen chỉ có 1 bức nhất cú cũng rất đẹp bằng Hán tự.

Bác Đông A thì em xin chúc Tết bác bằng việc tiếp tục cái ý bác nêu ra trong entry sau với hình minh hoạ-thiết nghĩ như vậy là vừa vặn nhất :D

Chị HY thì như thường lệ, mỗi entry em đều nghĩ là chị có ghé thăm :)

Bây giờ để chúc Tết chung cho mọi người, xin tạm gửi các bạn bè bốn chữ Nhất (Ichi) tuyệt mỹ. Các bạn muốn cái gì Nhất thì tự vận vào cho mình-đảm bảo có nhiều khước đấy.

Để đảm bảo tính trung thực của cảm xúc, mình sẽ để những lời bình về bốn chữ Ichi này trong phần comment. Các bạn xem chán rồi hãy đọc nhé.

Thân mến.

P/s: link dowload ảnh lớn:
http://img89.imageshack.us/my.php?image=ichick8.jpg

7 nhận xét:

  1. @ all: ảnh tôi để size to để ai có hứng thú có thể dowload về xem. Hình là tôi scan từ các cuốn sách đã kể tên và có biên tập bằng photoshop.
    Lời bình của Teraxama Katssujo:
    1-Tông Phong Diệu Siêu: Nét bút trong chữ Nhất này sắc sảo với khí hợp, xuất hiện như muốn xuyên thủng trang giấy. Nét mực trong kiểu chữ một nét mạnh mẽ tràn ngập khí lực, rất bình thản và trang trọng.
    2-Nhất Hưu Tông Thuần: Khó có thể tìm thấy một thư pháp chữ Nhất nào trong sáng như chữ này. Không có dấu vết tù hãm hay hời hợt; nét chữ mạnh mẽ và trong sáng. Sáng sủa và rõ ràng, đây thật sự là một chữ Nhất tràn đầy sinh lực.
    3-Bạch Ẩn Huệ Hạc: Nét chữ Nhất lớn mạnh, không gò ép trong toàn thể cấu trúc thư pháp, cùng sức mạnh phóng xuất từ nét mực khiến ta có thể cảm nhận được. Mặc dù hình dáng gồ ghề, nhưng nó rất tự nhiên, thấm đẫm chất an tĩnh.
    4- Từ Vân Âm Quang: Tác phẩm của Âm Quang có thể mô tả là "nghệ thuật phi nghệ thuật". Nét bút đã vận dụng bằng sự tự tin tối thượng, nét mực thấm sâu vào trang giấy. Chữ Nhất này rõ ràng là được thể hiện bởi một tâm hồn thanh cao tràn đầy kinh nghiệm sống, nên phóng xuất ra một nét tài hoa nhẹ nhàng.
    ======
    5-Sơn Cương Thiết Chu. Thế quái nào lúc biên tập lại quên mất chữ Nhất của ông này. Thôi, kinh Phật còn thiếu vài trang thì các bạn thể tất cho. Bù lại, đằng nào bài sau sẽ theo dòng trình bày riêng về những tiến triển nội tâm của ông này trong từng bức thư pháp.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thích nhất cái thứ hai. Cái đầu tôi nghĩ nhiều người viết được như vậy. Cái thứ 3 tôi không hiểu. Cái thứ 4 tôi thấy như chưa kết thúc.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu biết thêm về hành trạng cuộc đời mỗi người, cá tính...thì bác sẽ dễ nhận thấy sự tương đồng hơn. Bức thứ 4 chính vì cái cảm giác chưa kết thúc ấy mà người ta gọi là "nghệ thuật phi nghệ thuật" :)

    Trả lờiXóa
  4. Mình thích chữ thứ nhất vì cảm giác nó chuyển động, như một cánh chim. Chữ thứ hai ngang bằng yên tĩnh, chữ thứ ba như đá gối nhau, chữ thứ tư như dòng nước chưa biết về đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Chị ví hình ảnh thứ 4 là hay nhất. Nhưng việc liên tưởng bằng hình ảnh khác đôi khi làm hạn chế khả năng cảm nhận về khí hợp :)

    Trả lờiXóa
  6. Cũng không hẳn, có lẽ do chị chưa bắt được mạch. Chứ 1 người làm thơ hay tất có thể cảm và hiểu về bố cục, nhịp điệu, dòng chảy của hình ảnh, cảm xúc, không gian...Biết thêm 1 chút về cách viết chữ Hán là có thể theo dõi được dòng chảy của nét mực. Phần còn lại là nhịp điệu và bố cục của đậm nhạt, nhanh chậm...thôi :)

    Trả lờiXóa
  7. đúng vậy, chị không biết cảm nhận khí hợp thế nào đâu, giống như gà giò vào điếm xem tranh thôi :P

    Trả lờiXóa