Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007

tên đồng tên đất làng xưa




Những cái tên địa danh nói lên được nhiều điều. Các bạn biết được bao nhiêu trong số những danh từ chỉ các loại ruộng lúa sau :)

- Rộc (dộc): ruộng hẹp giữa 2 khu đất cao.
- Hủng: ruộng lúa hẹp và sâu.
- Giếng: ruộng rất sâu
- Vực: ruộng sâu nằm cạnh bờ vực (vực này không phải vực thẳm đâu nhá)
- Hóc: ruộng hẹp nằm ở 1 góc hẻo lánh
- Vũng: ruộng ngập nước thường xuyên
- Dệ, bến: ruộng nằm sát sông

2 nhận xét:

  1. Em biết ruộng rộc và dệ, còn biết thêm ruộng gò (nằm trên gò đất cao, ng ta trồng lúa bằng cách gieo vào từng hốc đất như thể gieo lúa nương) và ruộng chiêm trũng (sâu và ngập nước, chỉ cấy lúa được trong 1 mùa). Đó là những loại ruộng phổ biến ở vùng trung du. Xin bổ sung thêm là ruộng rộc ko những hẹp mà còn sâu nữa ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Vậy là bạn Trang biết nhiều hơn tớ :) vì trước đó tớ không biết từ nào cả.
    Thực ra đây là những từ thống kê được ỏ xã Đường Lâm, có những từ là từ địa phương, tra từ điển cũng không có. Phần lớn tên các khu ruộng liên quan đến đặc điểm địa hình-vấn đề ở đây là địa hình theo tiêu chuẩn khai thác canh tác nông nghiệp, trồng lúa hay trồng màu, 1 vụ hay 2 vụ, gần hay xa địa bàn cư trú...Tính phong phú của cách đặt tên cho thấy sự quan trọng của đồng đất với nghề nông trong quá khứ ở Bắc Bộ (vốn là vùng đất hẹp người đông và có truyền thống canh tác lâu đời)
    Ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm có những cách đặt tên cũng rất thú vị: chuôm, thùng, huẫn, cửa đình-vì gần đình, cánh gà-vì giống cái cánh gà, gốc gạo, dãy nhãn, mả li...Nhưng những cái danh từ trên thì là danh từ chung nên phần lớn có thể tra từ điển cũng biết được. Thế bạn Trang quê ở trung du à :)

    Trả lờiXóa