Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Chạy




http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA08282/



Theo như bài trả lời phỏng vấn Vnexpress của ông Đào Ngọc Nghiêm (nguyên GĐ Sở KT&QH HN) thì kể ra định hướng quy hoạch thoát nước của Hà Nội cũ cũng đã thực hiện đúng quy trình: Số liệu quan trắc từ 1954 (không tính phần số liệu của Pháp trước đó cũng khoảng 50 năm nữa) đến 1998. Thường người ta tính tần suất lượng mưa khi chọn số liệu tính toán thoát nước đô thị là 5% (tần suất 20 năm), kiểm tra bằng tần suất 2% (50 năm). Dự án thoát nước năm 1998 lấy lượng mưa 310mm, tần suất 10 năm thì cũng chuẩn rồi. Nhưng vấn đề là không thấy ông Nghiêm đề cập đến giải pháp dự phòng cho trường hợp xuất hiện mưa vượt quá công suất thiết kế có trong Dự án hay không. Mình không trong nghề thoát nước nhưng theo logic thông thường thì chắc là cũng phải có một số biện pháp dự phòng. Có thể biện pháp này không được quan tâm tính toán tốt lắm. Chỉ cần xem dự án hồ điều hoà Yên Sở cũng thấy: dự tính 130ha thì không làm đủ; công suất 90m3/s thì chỉ đầu tư 1 nửa rồi chờ. Tức là một mặt người ta không lường được lại có trận mưa lớn như vừa rồi, một mặt có tư tưởng lụt 1 tý ở 1 số chỗ là không sao. Dẫu sao vẫn có thể đại lượng cho rằng về tổng thể thì QH thoát nước cũ không có vấn đề gì lớn (ngoại trừ việc không dự báo được lượng mưa cực đoan như vừa qua).


Theo những gì mình thấy thì vấn đề quá tải của hệ thống thoát nước có thể tập trung vào những vấn đề quản lý cái QH kia nhiều hơn. Các tiểu dự án QHĐT mọc lên tràn lan một mặt vốn đã nhiều cái phát sinh ngoài QH một mặt lại thường có kiểu tính toán lấy được cho mình không quan tâm đến tổng thể và khi thực hiện lại luôn tìm cách lấn chỉ tiêu, bớt đầu tư. Ngoài ra phải kể đến việc quản lý lỏng lẻo những chỉ số khác như hệ số thấm bề mặt đô thị bị giảm đáng kể, việc lấn chiếm, san lấp, chuyển đổi chức năng của 1 phần lớn các mặt nước đô thị có chức năng điều hoà, việc chậm đầu tư cho hạ tầng thoát nước...Những vấn đề này không phải là không có những chuyên gia giỏi nhìn nhận ra mà vấn đề là những ý kiến không được lắng nghe và cũng không có 1 cơ chế phản biện hữu hiệu nào với những vấn đề lớn như vậy và cả sự thiếu tầm nhìn của những người đứng đầu.


http://www.imv-hanoi.com/vi-VN/News/tracuu.aspx


Về việc các dự án QHĐT mới làm manh mún cốt chiếm lợi trước mắt mà không quan tâm (hoặc dốt) tính tới các vấn đề tổng thể thì có thể kể ngay dự án Tây Hồ Tây làm ví dụ. Mọi người có thể theo link này load phần phản biện của dự án IMV (là dự án hợp tác giữa vùng thủ đô Paris và Thành phố Hà nội về chuyển giao chuyên môn quản lý đô thị cho chính quyền HN). Một ví dụ điển hình về 1 khu ĐT mới cóp nhặt đặt chèn lên 1 cánh đồng và không có quan hệ gì với các làng xóm lân cận. (Cá nhân mình rất dị ứng với các dự án gần đây của bọn Hàn Quốc. Bọn này chuyên gia bỏ ra vài triệu đô đi lobby dự án, tô son màu mè, tán nhăng cuội rồi khi có được dự án là bán ngay trên giấy). Khu vực xung quanh hồ Yên Sở là vùng trũng nhất thành phố HN cũng bị lấp đầy các dự án ĐTM. Hậu quả dễ nhìn thấy là người ta lấp đất trũng hay ao hồ để san nền cho khu ĐT. Ngay cả hồ Yên Sở là hồ điều hoà của thành phố vốn có quy hoạch làm công viên cây xanh cũng bị các nhà đầu tư ve vãn sửa sang bổ sung các chức năng tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng thương mại...và đã được giao cho chủ đầu tư nước ngoài. Không biết sau vụ này các bạn còn định làm khách sạn 5 sao ở đấy nữa không?


Vài năm vừa rồi rộ lên phong trào chạy các dự án cống hoá khi có chủ trương của Sở GTCC Hà nội bê tông hoá, cống hoá nhiều kênh mương trong nội đô. Hầu hết các con mương có dự án bị cống hoá đều tập trung ở các khu vực trũng của thành phố. Hiện có 2 dự án đã thực hiện xong chính là đường mới ở khu Hoàng Cầu và con đường Trần Đại Nghĩa đi xuyên qua khu Bách Khoa vốn là mương Sét xuyên qua các vùng trũng của quận Hai Bà và Hoàng Mai như Trương Định, Tân Mai...Khỏi nhắc mọi người cũng biết 2 khu này vừa ngập như thế nào. Thậm chí giờ vẫn ngập! Mấy dự án còn lại mà mình biết đều tương tự như thế đều ở các vùng trũng cả như dự án mương Thái Hà, mương Nguyên Hồng (dọc khu Thành Công đấy ạ), và 1 con mương dài 4km chạy xuyên qua Hai Bà và Hoàng Mai nữa. Có cái đã có chủ, có cái còn dở dang nhưng tựu trung đều là những dự án đem lại lợi nhuận cao vì bỏ tiền ra thì ít thu lợi thì nhiều từ những mặt đường hay diện tích mới ngay giữa trung tâm. Vấn đề là ai chạy được thôi.



P/s: Ngay trước hôm mưa to mình vừa đi qua khu kè Liên Trì, Đan Phượng xong. May là hôm đấy chứ lúc mưa to như thế này thì vấn đề cũng chỉ là ai chạy được/kịp thôi :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét