Tình hình thấy mấy chị em lớp CHPN06 ngồi tính xung với hợp để chọn anh nào làm chồng nên thấy cần phổ biến mấy vấn đề abc nhằm tránh tình trạng một vài cậu bị oan uổng thiệt thòi do...mê tín dị đoan :-D
Theo aka Trần Ngọc Thêm thì như thế này: Ngũ hành là bộ 5 loại vận động, không phải là 5 yếu tố! Thuỷ, Hoả vừa là nước, lửa nhưng còn là những thứ khác...không dịch được. Không nên vội vàng như em Thuần "Thế thì em không hợp với Khôi", sai bét!!!
Giải thích khá lằng nhằng (và chưa chắc đúng) thì Ngũ hành có liên quan đến Hà Đồ, Tam Tài...đại khái sau này suy ra là: các hướng Bắc - Nam - Đông - Tây - Trung ương tương ứng là Thuỷ-Hoả-Mộc-Kim-Thổ. Cái này dấu vết tư duy nông nghiệp trọng đất. Nói Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ là nói quen mồm sau này. Thứ tự các màu tương ứng: Đen-Đỏ-Xanh-Trắng-Vàng. Thứ tự các phủ tạng trong cơ thể: Thận-Tâm-Can-Phế-Tỳ.
Giữa các hành có quan hệ tương sinh: hành này hỗ trợ, giúp đỡ hành kia. Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ (em Thuần nhớ nhá, Khải nó mệnh Thuỷ đúng không?).
Giữa các hành còn có quan hệ tương khắc: (hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia): Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
Ngoài ra giữa các hành còn có các quan hệ khác. Nói tổng quát thì tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của vạn vật. Bản thân trong sinh có mầm của khắc và ngược lại...nhất là trong lý luận Đông Y thì còn phức tạp nữa.
Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Ðem ngũ hành liênhệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.
Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái.
Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.
Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.
Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.
....Túm lại, có thể kết luận là cứ thích đứa nào, bố mẹ chưa xem bói mà cũng ưng là được. Còn nếu không hợp mạng theo luật tương sinh thì nhanh chóng đẻ ra vài nhóc (tốt nhất thêm đủ ba hành nữa, chắc phả đẻ khoảng 3 đứa). Cả nhà đủ ngũ hành thế nào cũng chế hoá lẫn nhau thế là ổn tuốt! Còn nếu không thì xem xem hai bên bố mẹ mạng gì rồi tính thêm cả dâu rể hai đứa vào thế là chế hoá được tuốt (vụ này có thể tính để xem có nên ở rể hay không à nha!)
Định làm cái nghiên cứu nghiêm chỉnh nhưng ko có thời gian thôi cà khịa vậy đã. Mọi người xem google cũng khối.